Theo đó, Quyết định phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, như sau:
1. Sở Ngoại vụ: lĩnh vực ngoại giao có 2 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
2. Sở Tư pháp: lĩnh vực công chứng có 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực quốc tịch có 05 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Tư vấn pháp luật có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
3. Sở Nội vụ: lĩnh vực Quản lý nhà nước về Hội có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Quản lý nhà nước Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện có 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Thi đua – Khen thương có 08 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Công chức – Viên chức có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
4. Sở Tài chính: 3 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4
5. Sở Công thương: lĩnh vực an toàn thực phẩm có 07 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng có 09 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Giám định thương mại có 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnhd vực Hóa chất có 01 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; lĩnh vực Khí có 11 dịch vụ công mức 3 và 01 dịch vụ công mức 4; lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước có 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; lĩnh vực cạnh tranh có 02 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Thương mại biên giới có 01 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Thương mại quốc tế có 05 dịch vụ công mức độ 3; linh vực Vật liệu nổ công nghiệp có 01 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Xuất nhập khẩu có 01 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Xúc tiến thương mại có 02 dịch vụ công mức độ 3 và 04 dịch vụ công mức độ 4; lĩnh vực Điện có 07 dịch vụ công mức độ 3 và 01 dịch vụ công mức độ 4.
6. Sở Lao động, Thương binh và xã hội: lĩnh vực Lao động việc làm có 07 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Người có công có 02 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Phòng chống tệ nạn xã hội có 02 dịch vụ công mức độ 3.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: lĩnh vực Báo chí có 02 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Bưu chính có 02 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử có 07 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Xuất bản có 09 dịch vụ công mức độ 3.
8. Sở Giáo dục và đào tạo: lĩnh vực Hệ thống văn bằng chứng chỉ có 03 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo có 05 dịch vụ công mức độ 3; lĩnh vực Quy chế thi, tuyển sinh có 03 dịch vụ công mức độ 3.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 33 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
10. Sở Y tế: 40 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4
11. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch: 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
12. Sở Tài nguyên và Môi trường: 90 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
13. Sở Kế hoạch và Đầu tư: 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
14. Sở Giao thông vận tải: 33 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
15. Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai: 19 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
(chi tiết các dịch vụ công trực tuyến theo Phụ lục Quyết định số 39/QĐ-UBND)
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ cho các đơn vị tổ chức thực hiện:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện Quyết định 39/QĐ-UBND; Hướng dẫn tiêu chí đánh giá, xác định thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương định kỳ tháng 9 hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của năm tiếp theo; Tuyên truyền nâng cao nhận thức tạo thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, công dân.
2. Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư
- Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao số lượng hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; Theo dõi, giám sát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính hướng dẫn về việc thu phí phát sinh cho thanh toán trực tuyến khi thực hiện các dịch vụ công.
4. Các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của đơn vị để có kế hoạch triển khai phù hợp.
Trần Thị Duyên