Theo đó, năm 2020 tỉnh Phú Thọ đã có kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cơ quan nhà nước, cụ thể:
- Về mức độ hiện diện:
+ 100% đơn vị cấp sở, cấp huyện và các xã thuộc huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Cẩm Khê đã có Cổng/trang thông tin điện tử (Đơn vị cấp xã xây dựng Chuyên trang trực truộc Cổng/trang thông tin điện tử cấp huyện) ở mức cơ bản cung cấp thông tin chính như: giới thiệu cơ quan, đơn vị, cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, thông tin tuyên truyền, văn bản pháp luật, cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đầu tư và các thông tin tổ chức, hoạt động khác của cơ quan, đơn vị. Đây là kênh thông tin quan trọng để người dân, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, theo dõi, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước góp phần công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Có 128/225 UBND cấp xã chưa có Trang thông tin điện tử hoặc chuyên trang của xã trên Cổng/trang thông tin điện tử cấp huyện. Đối với các đơn vị cấp sở, huyện đã xây dựng Cổng/trang thông tin điện tử hoạt động quản lý, cung cấp thông tin trên Cổng/trang thông tin điện tử tại các đơn vị chưa đầy đủ theo hướng dẫn tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Về mức độ tương tác:
+ Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành: 100% cơ quan nhà nước của tỉnh triển khai đồng bộ, liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành. 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và 207/225 xã, phường, thị trấn (đạt 92% đơn vị cấp xã) thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy (Trừ văn bản mật và văn bản bắt buộc gửi văn bản giấy theo quy định). Trong năm 2020, tổng số văn bản được gửi nhận thông qua hệ thống là 721.223 văn bản; tổng số văn bản đi được phát hành trên Trục liên thông văn bản Quốc gia là: 157.030 văn bản; 4.185 chữ ký số chuyên dùng đã được cấp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, kết quả đánh giá Bộ tiêu chí chỉ ra số lượng văn bản gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy gửi đi từ các đơn vị cấp xã còn hạn chế.
+ Ứng dụng Chữ ký số: Đã phối hợp Ban Cơ yếu chính phủ cung cấp 4.185 chữ ký số chuyên dùng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, có 691 chữ ký số tổ chức, 3.494 chữ ký số cá nhân, 150 Sim ký số lãnh đạo đơn vị nhằm đảm bảo việc triển khai gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy và thực hiện các giao dịch điện tử khác. Cụ thể:
Tỷ lệ văn bản đi được ký số bằng Chữ ký số cơ quan, tổ chức đạt: 85,74% tăng 46,62% so với năm 2019.
Tỷ lệ văn bản đi được ký số bằng Chữ ký số lãnh đạo, cơ quan, đơn vị đạt: 78,81% tăng 66,12 % so với năm 2019.
+ Ứng dụng phần mềm quản lý quá trình giải quyết thủ tục hành chính: Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã được triển khai đồng bộ, thống nhất, liên thông đến 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối liên thông Cổng dịch vụ công Quốc gia (Năm 2019: 03 đơn vị cấp huyện và 100% đơn vị cấp xã chưa triển khai ứng dụng hệ thống một cửa điện tử trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, TTHC phục vụ người dân và doanh nghiệp). Một số đơn vị triển khai hiệu quả phần mềm như: Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, UBND các huyện: Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập... Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy việc ứng dụng hệ thống một cửa điện tử tại cấp xã còn nhiều bất cập, tại nhiều UBND cấp xã thuộc các đơn vị như: Lâm Thao, Hạ Hòa, Cẩm Khê, thành phố Việt Trì chưa khai thác hiệu quả ứng dụng hệ thống một cửa, tỷ lệ hồ sơ, TTHC tiếp nhận, xử lý trên phần mềm còn rất thấp.
+ Ứng dụng phần mềm nội bộ: Các cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai, sử dụng hiệu quả các ứng dụng chuyên môn, nghiệp vụ. 100% các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đang sử dụng phần mềm tài chính - kế toán, các ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài sản, quản lý đơn thư – khiếu nại tố cáo, quản lý hộ tịch dân cư, quản lý người có công, quản lý tài nguyên môi trường…triển khai hiệu quả, phục vụ tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ. Một số cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu ngành như: Sở Nội vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức, viên chức, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch tư pháp. Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoàn thiện cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh...
- Về mức giao dịch
+ Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được triển khai đồng bộ, thống nhất trong các cơ quan nhà nước của tỉnh. Hệ thống đã cung cấp trực tuyến 100% các TTHC công mức độ 2, 1.522 TTHC công mức độ 3 (đạt 79.85%, tăng 589 TTHC so với năm 2019), 602 TTHC công mức độ 4 (đạt 31.21%, tăng 595 TTHC so với năm 2019). Trong năm 2020, hệ thống đã tiếp nhận 296.931 hồ sơ và thực hiện giải quyết 291.384 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98,3% hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn, tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến mức độ 3, 4 và qua dịch vụ Bưu chính công ích đạt trên 30%. Trong đó:
Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh: Tiếp nhận và giải quyết 382.151 hồ sơ (Bảo hiểm xã hội tiếp nhận 234.554 hồ sơ), Tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hình thức trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và qua dịch vụ Bưu chính công ích là 226.320 hồ sơ (đạt 59.22%).
Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả tại UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tiếp nhận trên hệ thống một cửa điện tử 198.324 hồ sơ và thực hiện giải quyết 191.065 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,34% hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn.
Kết quả đánh giá cho thấy việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống phần mềm chuyên ngành từ các bộ, ngành Trung ương còn nhiều bất cập, các hệ thống này chưa đảm bảo các điều kiện kỹ thuật kết nối với Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh như: hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến về lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đăng ký kinh doanh và đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Bảo hiểm xã hội...
+ Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được khai thác hiệu quả, tỷ lệ cuộc họp trực tuyến trong nội bộ cơ quan nhà nước của tỉnh (cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện), các cuộc họp trực tuyến của tỉnh với trung ương, của các cơ quan, đơn vị với các bộ, ban, ngành ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí.
+ Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được tổ chức thường xuyên phục vụ tốt các cuộc họp của tỉnh với Trung ương, các cuộc họp giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh. Kết quả đánh giá cho thấy, việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến đã góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành từ cấp tỉnh về cấp huyện, xã. Bên cạnh kết quả đạt được, tại một số huyện, thành, thị chưa khai thác hiệu quả hệ thống hội nghị trực tuyến như: thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông (trong năm 2020 đã được đầu tư đồng bộ hệ thống họp trực tuyến, tuy nhiên chưa tổ chức họp giữa cấp huyện và cấp xã).
- Về mức độ chuyển đổi
100% cơ quan cấp sở, cấp huyện ứng dụng mẫu biểu điện tử, 03 đơn vị ứng dụng quản lý người dùng và đăng nhập một lần cho các phần mềm ứng dụng là Chi cục Thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh. 100% các cơ quan nhà nước của tỉnh triển khai đồng bộ hệ thống một cửa điện tử, Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh đảm bảo các điều kiện kết nối liên thông chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia, các cơ quan, đơn vị đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, TTHC phục người dân và doanh nghiêp, tỷ lệ hồ sơ, TTHC giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và qua dịch vụ Bưu chính công ích đạt trên 30%.
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành đảm bảo kết nối liên thông từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 100% các cơ quan nhà nước của tỉnh triển khai gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định). Tỷ lệ văn bản đi ký số thay thế văn bản giấy cấp sở, cấp huyện đạt trên 91,29%; Tỷ lệ văn bản đi ký số thay thế văn bản giấy cấp xã đạt trên 69,28%.
Kết quả xếp hạng mức độ chính quyền điện tử tại các sở, ban, ngành năm 2020:
Xếp thứ nhất là Cục thuế tỉnh đạt 141,4 điểm; xếp thứ 2 là Sở Thông tin và Truyền thông đạt 136,1 điểm; thứ 3 là Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đạt 135 điểm. Xếp cuối là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đạt 49,8 điểm.
Kết quả xếp hạng mức độ chính quyền điện tử tại UBND các huyện, thị, thành năm 2020:
Xếp thứ nhất là UBND Huyện Thanh Ba đạt 118 điểm, xếp thứ 2 là UBND huyện Lập Thạch đạt 117,6 điểm, xếp thứ 3 là UBND huyện Thanh Thủy đạt 117,2 điểm. Xếp cuối là UBND huyện Hạ Hòa đạt 109,8 điểm.
Mai Cường