Đang xử lý.....

Nam Định: Kết quả chuyển đổi số năm 2020  

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030. Thực hiện triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã có những kết quả cụ thể:
Thứ Ba, 22/06/2021 160
|

- Về Phát triển hạ tầng số

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước của tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cụ thể như sau:

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh: đã được đầu tư xây dưng đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông được triển khai tâp trung ̣các hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh để dễ dàng quản lý, khai thác sử dụng 24/7, hạn chế tối đa việc mất an toàn thông tin và dữ liệu.

Về xây dựng thành phố thông minh: tỉnh đã hoàn thành việc thí điểm theo đúng kế hoạch đã được duyệt, xây dựng Trung tâm dữ liệu, dự án thí điểm camera giám sát, thí điểm triển khai hệ thống xử phạt giao thông bằng camera, đặc biệt đã đưa vào vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thành phố thông minh.

Thực hiện triển khai hạ tầng kỹ thuật bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu,... giữa các cơ quan trong tỉnh với các cơ quan trung ương, giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh với nhau. Kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng từ Trung ương với tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã bảo đảm yêu cầu dùng riêng, an ninh, an toàn dữ liệu và dự phòng cao.

- Về Xây dựng các hệ thống nền tảng

Kể từ năm 2019, tỉnh Nam Định đã tiến hành triển khai xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (LGSP) và kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương (NGSP) để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.

Hệ thống xác thực thông tin được xây dựng, là một bước đột phá trong cải cách hành chính, làm cơ sở cho việc xác thực người dân và cung cấp dữ liệu chuyên ngành khi thực hiện các thủ tục hành chính, giúp giảm bớt giấy tờ.

Đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục tiến hành cấp phát chứng thư số cơ quan, tổ chức và chứng thư số cá nhân cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Toàn tỉnh hiện được cấp 2.100 chứng thư số chuyên; 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã đã được cấp chứng thư số; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử và sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đạt trên 98%.

- Phát triển dữ liệu

Đã tập trung xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ dùng chung thống nhất cho toàn tỉnh, triển khai theo mô hình tập trung tại trung tâm dữ liệu tỉnh; xây dựng, ban hành các Quy chế, quy định quản lý, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung nhằm tăng cường kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu, giảm thiểu tình trạng manh mún, phân mảnh ứng dụng và cát cứ dữ liệu.

Các CSDL dùng chung về cung cấp dịch vụ công đã được xây dựng, hoàn thiện, sẵn sàng kết nối, liên thông với nền tảng tích hợp LGSP của tỉnh, chia sẻ dữ liệu quốc gia NGSP.

Đến nay đã xây dựng được khoảng 30 cơ sở dữ liệu các chuyên ngành đưa vào sử dụng, hơn 10 cơ sở dữ liệu đang trong quá trình chuẩn bị triển khai.

- Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ

+ Xây dựng các hệ thống Chính quyền điện tử/Chính quyền số đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý văn bản điều hành tích hợp thư điện tử và liên thông phản ánh kiến nghị:

Thống nhất sử dụng duy nhất 01 phần mềm đảm bảo kết nối liên thông với Trục liên thông quốc gia cũng như triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành được triển khai cho 18/18 sở, ban, ngành, 10/10uyện, thị xã, thành phố, 226/226 xã, phường thị trấn. Hơn 95% văn bản đã được trao đổi trên môi trường mạng, cụ thể: đã hoàn thành kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia, phát hành 88.896 văn bản điện tử và nhận 640.315 văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản.

+ Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc Đã tiến hành triển khai thử nghiệm hệ thống họp không giấy tờ liên thông với phần mềm quản lý văn bản điều hành.

+ Chế độ báo cáo và Hệ thống báo cáo

Hiện nay đã hoàn thành việc xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (địa chỉ truy cập: baocao.namdinh.gov.vn) và đã hoàn thành tạo tài khoản, tập huấn hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp đến 100% cơ quan hành chính nhà nước 3 cấp trên địa bàn tỉnh.

+ Hệ thống truyền hình hội nghị toàn tỉnh: Triển khai Hệ thống truyền hình hội nghị toàn tỉnh ở ba cấp tỉnh, huyện, xã trên mạng truyền số liệu chuyên dùng đáp ứng yêu cầu họp trực tuyến cho UBND các cấp và các sở, ngành với các đơn vị trực thuộc toàn tỉnh.

- Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp

+ Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa

Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tích hợp Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh (Cổng dịch vụ công trực tuyến) được xây dựng và đưa vào vận hành tại địa chỉ dichvucong.namdinh.gov.vn từ tháng 7 năm 2018, đến nay đã có 1.928.302 truy cập vào Cổng.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tích hợp, kết nối và cung cấp 343 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Cổng của tỉnh đã tiếp nhận, xử lý và giải quyết theo đúng quy định 2.730 TTHC từ Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã hoàn thiện chức năng thanh toán trực tuyến theo đúng quy định, hướng dẫn và tích hợp, kết nối liên thông với nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công Quốc gia (nền tảng Payment Platform) và nền tảng thanh toán trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông (nền tảng Paygov).

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tích hợp, kết nối với Hệ thống thông tin dùng chung trong xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh của tỉnh; Hệ thống đăng nhập một lần của tỉnh (SSO); Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP); Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của Quốc gia (NGSP); Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ TTTT);…

Tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4:

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp 1.309 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4/1.729 TTHC của tỉnh. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh đạt 78,33%, trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 50,42%. Tháng 4 năm 2020 Nam Định được Bộ TTTT đánh giá là một trong 7 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành mục tiêu cung cấp 40% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Nghị quyết số 17/NQ-CP. Hiện nay Nam Định đứng thứ 11 trong các tỉnh, thành phố trong cả nước về tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Trên 50% số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh thường xuyên phát sinh hồ sơ. Năm 2020 số hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trên Cổng là 124.329 hồ sơ. Hồ sơ mức độ 3, mức độ 4 là 20.318 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên Cổng đạt 99,5%.

Tình hình triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết TTHC của người dân và doanh nghiệp:

Đối với việc triển khai hệ thống tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được các cơ quan, đơn vị quan tâm, chú trọng.

Tiếp tục triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin phục vụ công việc.

Hệ thống một cửa điện tử tích hợp Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã kết nối, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 100% Thủ tục hành chính đăng tải trên cổng dịch vụ công quốc gia, 917 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của tỉnh có số lượng người sử dụng lớn được tích hợp lên Công Quốc gia.

Theo lộ trình hết Quý I/2021, Nam Định tích hợp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Ngoài ra, Hệ thống cũng được tích hợp với Kênh “Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định” trên Zalo phục vụ nhu cầu tra cứu kết quả về việc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính qua mã số biên nhận hoặc quét mã QR được in trên Giấy hẹn trả của người dân, doanh nghiệp.

 + Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Cổng Thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ https://namdinh.gov.vn/ được xây dựng từ năm 2011 cung cấp trên hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cổng Thông tin điện tử được xây dựng theo mô hình đồng bộ về công nghệ, liên thông về dữ liệu, thông tin, của 3 cấp chính quyền báo gồm 1 cổng tỉnh, 29 trang thông tin của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, 226 trang của các xã, phường, thị trấn, và 29 trang của các đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Năm 2020 đã triển khai giao diện của Cổng Thông tin điện tử cho các thiết bị di động.

+ Hệ thống tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp

Triển khai hệ thống tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân doanh nghiệp thông qua App mobi và được tích hợp vào "không gian làm việc số" của lãnh đạo, công chức.

Bước đầu phát triển các dịch vụ cơ bản phục vụ đô thị thông minh: Dịch vụ phản ánh hiện trường; Dịch vụ giám sát giao thông; Dịch vụ an ninh trật tự của đô thị; Dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; Dịch vụ giám sát an toàn thông tin; Giám sát dịch vụ công,…

+ Ứng dụng Smart Nam Định

Hệ thống đã được xây dựng có thể cho phép người dân:

Nhận các cảnh báo, thông báo sớm của chính quyền như các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh, các cảnh báo về dịch bệnh...

Cung cấp các tiện ích tra cứu tình hình vi phạm giao thông, cảnh báo tập trung đông người, cảnh báo xâm nhập trái phép.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, đặt lịch khám online;

Cung cấp bản đồ giao thông, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh, đặt vé tàu, xe online...

- Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Cổng Thông tin điện tử công khai thông tin đầy đủ theo quy định.

100% phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

100% cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng.

100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến xã triển khai phần mềm Một cửa điện tử tích hợp Cổng cung cấp dịch vụ công, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân.

Toàn tỉnh hiện được cấp 2.100 chứng thư số chuyên dùng (trong đó 533 chứng thư số cơ quan và 1567 chứng thư số cá nhân); 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã đã được cấp chứng thư số; tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử và sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đạt trên 98%.

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT- Vietnam ICT Index và Kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm đạt thứ hạng cao.

Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Nam Định: hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Nam Định đã cấp được khoảng hơn 5.600 tài khoản thư điện tử cho các cơ quan, đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức.

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai đồng bộ đến toàn bộ các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển trên môi trường mạng (hoàn toàn điện tử, vừa điện tử vừa giấy) đạt 98%. Hoàn thành kết nối, liên thông và trao đổi văn bản điện tử giữa Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với Hệ thống của Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Ứng dụng chữ ký số: tỉnh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục tiến hành cấp phát, thay đổi thông tin chứng thư số cơ quan, tổ chức và chứng thư số cá nhân cho các lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

- Về Nguồn nhân lực

100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã thường xuyên ứng dụng CNTT phục vụ công việc; tại các cơ quan nhà nước cấp xã đạt trên 90%.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về ứng dụng CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đã Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định và Xây dựng triển khai thí điểm mô hình thành phố thông minh tỉnh Nam Định. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nam Định; Ban Chỉ đạo Xây dựng thí điểm mô hình thành phố thông minh tỉnh Nam Định.

Đối với cấp sở, 100% sở, ban, ngành có Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử thành phần. Đối với cấp huyện, 100% UBND cấp huyện đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử và Ban biên tập cổng thông tin điện tử cấp huyện.

- Về An toàn thông tin

UBND tỉnh đã phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, thường xuyên chỉ đạo bảo đảm ATTT theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TT&TT.

Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ TT&TT trong các hoạt động diễn tập, cảnh báo, ứng cứu sự cố an toàn thông tin, giám sát đánh giá an ninh mạng.

Thường xuyên, định kỳ thực hiện theo quy định các nội dung về quản lý, vận hành, giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động để bảo đảm an toàn thông tin của Trung tâm dữ liệu tỉnh, các hệ thống thông tin dùng chung.

Cử cán bộ, chuyên viên tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử.

Tiếp tục triển khai hệ thống quét mã độc tập trung từ năm 2018 giúp hệ thống ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã hoạt đôṇg ổn đinh góp phần ngăn ngừa các loai loại virus, mã độc,… xâm nhập vào máy tính thông qua các lỗ hổng đảm bảo ATTT.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.

Thực hiện đầy đủ việc xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng; thường xuyên tham gia các hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố, các hội nghị tập huấn, các khoá đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng xác định được khó khăn vướng mắc hiện nay do: Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, nhận thức về chuyển đổi số của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh đang coi đây là nhiệm vụ của ngành thông tin và truyền thông; Việc thực hiện chuyển đổi số sẽ dẫn đến việc thay đổi về quy trình xử lý công việc. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền cần có những đánh giá kỹ lưỡng để có sự chuẩn bị về chính sách (các quy định của pháp luật về quy trình xử lý công việc), đào tạo cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thay đổi thói quen, quy trình làm việc hiện nay.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh