Đang xử lý.....

Lào Cai: Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án về phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh giai đoạn 2021-2025  

Ngày 04 tháng 03 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch số 92/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025 gồm:
Thứ Năm, 08/07/2021 523
|

- Xây dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn cấp độ 3 (Tier 3). Kết nối mạng diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% cơ quan Đảng, Nhà nước. Hạ tầng dịch vụ của 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh chuyển đổi sang địa chỉ IPv6. 100% cơ quan trong toàn hệ thống chính trị được đầu tư đảm bảo về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ triển khai ứng dụng CNTT.

- Xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh, trên 90% cơ quan, đơn vị được số hóa, xây dựng CSDL, hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành trọng điểm, có sự kết nối chia sẻ dữ liệu, hình thành kho dữ liệu lớn, hệ sinh thái chính quyền điện tử phục vụ hệ thống chính trị, phục vụ xã hội.

- 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Trên 90% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với hệ thống báo cáo quốc gia.

- 60% hệ thống thông tin có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác có kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

- Trên 80% thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tích hợp các DVCTT mức độ 3, mức độ 4 thiết yếu của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết DVCTT mức độ 3, mức độ 4 đạt 50% trở lên; 100% giao dịch giữa hệ thống thông tin một cửa dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ quốc gia được xác thực điện tử.

- 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai giải pháp nâng cao an toàn thông tin.

- 100% cán bộ, công chức các cấp được tập huấn chuẩn hóa kỹ năng về ứng dụng CNTT.

- Từng bước xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) theo hướng bền vững tại khu đô thị trọng điểm thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; lựa chọn triển khai mô hình điểm ĐTTM gắn với chuyển đổi số toàn diện cho 01 phường của thành phố Lào Cai, 01 phường và 01 xã của thị xã Sa Pa, đánh giá nhân rộng đến các địa phương khác đủ điều kiện. Chuyển đổi số, phát triển Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thành mô hình mẫu ĐTTM, mở rộng giao thương qua kết nối số.

- 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh và các thôn, bản, tổ dân phố có cụm loa phát thanh hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn (triển khai ứng dụng CNTT - viễn thông đối với các đài, cụm mới đầu tư); 100% cán bộ vận hành trạm truyền thanh cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố được tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- 100% xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đọc được báo, xem được truyền hình và nghe được phát thanh của tỉnh trên thiết bị thông minh.

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đưa ra những nhiệm vụ cụ thể:

1. Phát triển CNTT, hạ tầng số, chuyển đổi số trong hệ thống chính trị

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật

+ Thúc đẩy phát triển hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới làm nền tảng phục vụ cho chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng, nâng cấp, phát triển trung tâm mạng thông tin, trung tâm dữ liệu các cơ quan Đảng, Nhà nước, cụ thể: xây dựng, phát triển Trung tâm mạng thông tin của tỉnh hiện nay đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Trung tâm dữ liệu cấp độ 3, với chức năng là điểm tập trung kết nối các mạng nội bộ, mạng diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh; lưu trữ dữ liệu số, các nền tảng chính quyền số, ĐTTM; hệ thống thông tin, CSDL dùng chung toàn tỉnh; dịch vụ ĐTTM; phân tích dữ liệu lớn phục vụ phát triển chính quyền số, ĐTTM tỉnh Lào Cai.

+ Tái cấu trúc, đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại các đơn vị chưa đảm bảo điều kiện, chuẩn kỹ thuật; nâng cấp, mở rộng mạng diện rộng (WAN), mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp phù hợp với phạm vi và tính chất ứng dụng của hệ thống thông tin quản lý và điều hành,

+ Xây dựng, phát triển Trung tâm giám sát, điều hành chính quyền điện tử (CQĐT), ĐTTM, phục vụ quản lý, điều hành tập trung, đồng bộ CSDL, hệ thống thông tin trên toàn tỉnh, ứng dụng điện toán đám mây.

+ Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh.

+ Cụ thể hóa Kiến trúc CQĐT, ĐTTM đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Xây dựng nền tảng số, CSDL, hệ thống thông tin trong hệ thống chính trị và phục vụ người dân, doanh nghiệp:

+ Nhóm nền tảng dùng chung

Nâng cấp và phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh thành nền tảng chính quyền số (Digital Government Platform), gồm các thành phần: nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); nền tảng ĐTTM; kết nối nền tảng định danh và xác thực điện tử; kết nối nền tảng hỗ trợ thanh toán DVCTT; nền tảng ứng dụng di động,...

+ Nhóm CSDL, hệ thống thông tin phục vụ hoạt động trong hệ thống chính trị:

Chuẩn hóa, số hóa, xây dựng CSDL, dịch vụ dùng chung; Hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Nhà nước; CSDL mở; cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ cho các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.

Xây dựng kho dữ liệu số, hệ sinh thái số; từng bước hình thành CSDL lớn (BigData), hệ thống phân tích dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo, hỗ trợ chỉ đạo điều hành, giải quyết nhanh chóng nhiệm vụ của các ngành, lĩnh vực, các vấn đề nóng trong xã hội.

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ để ứng dụng CNTT toàn diện trong các quy trình hoạt động, rút ngắn quy trình xử lý, hạn chế tối đa sử dụng văn bản giấy, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện TTHC.

Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin dùng chung tập trung, thống nhất, tích hợp một điểm truy cập, đảm bảo tính tiện ích, hỗ trợ xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức thuận tiện, nhanh chóng, tương thích trên thiết bị di động, như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử, chữ ký số, hệ thống kinh tế - xã hội, thống kê, báo cáo trực tuyến, cổng điều hành tác nghiệp, hệ thống truyền hình trực tuyến, văn phòng điện tử, truyền hình trực tuyến, hệ thống thông tin thông tin địa lý dùng chung (GIS) của tỉnh,....  

+ Nhóm hệ thống thông tin phục vụ doanh nghiệp, người dân

Phát triển, cung cấp các DVCTT mức độ 3, mức độ 4 tích hợp hệ thống một cửa, một cửa liên thông điện tử xử lý hồ sơ điện tử, hệ thống đảm bảo thuận tiện với người dùng hỗ trợ trên các thiết bị di dộng, tích hợp chữ ký số; hệ thống DVCTT hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng DVCTT; kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; thông tin người dùng tham gia TTHC, DVCTT được tự động cập nhật, giúp giảm tối đa thời gian xử lý TTHC...

Phát triển Cổng thông tin điện tử; cung cấp dữ liệu mở phục vụ xã hội, hệ thống giao tiếp, tương tác giữa chính quyền với người dân....

- Nâng cao an toàn thông tin, an ninh mạng

Phát triển hệ thống trung tâm xử lý, giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh và thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn thông tin, an ninh mạng theo cấp độ, bảo vệ dữ liệu của các cơ quan trong hệ thống chính trị, dữ liệu cá nhân theo quy định, kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.

2. Phát triển ĐTTM gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực trọng điểm, địa bàn ưu tiên

- Cập nhật, triển khai Kiến trúc CNTT và truyền thông (ICT) ĐTTM của tỉnh.

- Triển khai tích hợp các cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng đô thị thiết yếu; tạo lập dữ liệu thu thập qua thiết bị kết nối Internet kết nối vạn vật (IoT): dữ liệu thu thập thông qua kết cấu hạ tầng (dữ liệu cảm biến, dữ liệu camera, dữ liệu hành vi người dùng…) phục vụ giám sát, phân tích, quản trị đồng bộ đô thị.

- Triển khai theo địa bàn ưu tiên, gồm:

+ Lựa chọn triển khai mô hình điểm ĐTTM gắn với chuyển đổi số toàn diện cho 01 phường của thành phố Lào Cai, 01 phường và 01 xã của thị xã Sa Pa và 01 xã chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực đến các địa phương.

+ Chuyển đổi số trong quản lý cửa khẩu: hệ thống các cửa khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, kinh tế của khẩu, khu công nghiệp; xây dựng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thành mô hình mẫu ĐTTM, mở rộng giao thương qua kết nối số.

- Triển khai theo lĩnh vực ưu tiên: xây dựng lộ trình triển khai các dịch vụ ĐTTM gắn với chuyển đổi số trên 06 lĩnh vực ưu tiên phù hợp với điều kiện, đặc thù và nhu cầu thực tế, gồm:

+ Du lịch: Hệ thống thông tin, CSDL trọng điểm về du lịch, cơ sở lưu trú, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, khác du lịch...; số hóa bảo tàng, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, quảng bá trực quan 3D, hướng dẫn viên ảo; 6 các hệ thống thông tin phục vụ quản lý và hỗ trợ du khách, các khu du lịch sinh thái thông minh...

+ Y tế: Hệ thống thông tin, CSDL trọng điểm ngành y tế, kết nối nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số, hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử; đăng ký khám chữa bệnh điện tử; bệnh viện thông minh; quản lý an toàn thực phầm,...

+ Giáo dục: Hệ thống thông tin, CSDL trọng điểm ngành giáo dục; kết nối nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa; mô hình lớp học thông minh, lớp học tương tác, kết nối gia đình, nhà trường; thi trực tuyến.

+ Tích hợp quản lý đồng bộ xây dựng, đô thị, giao thông, quản lý đất đai: camera giám sát giao thông, an ninh, trật tự đô thị, cung cấp thông tin giao thông thời gian thực; CSDL ngành giao thông, xây dựng, quy hoạch đô thị, bản đồ địa chính, dữ liệu đất đai,....

+ Tài nguyên, môi trường: Hệ thống thông tin, CSDL ngành tài nguyên môi trường; hỗ trợ quản lý, giám sát môi trường…

+ Nông nghiệp, phòng chống thiên tai: Hệ thống thông tin, CSDL trọng điểm ngành nông nghiệp; hệ thống thông tin hỗ trợ cảnh báo thiên tai; quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, công khai thông tin nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm,...

3. Chuyển đổi số trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế số

- Phát triển hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình (90% đô thị cấp I và cấp II, 80% đô thị cấp III, 70% đô thị cấp IV và 60% đô thị cấp V và nông thôn); phổ cập dịch vụ mạng 4G/5G, điện thoại thông minh để mọi người dân có thể tiếp cận dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi.

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, giám đốc điều hành các doanh nghiệp.

- Đào tạo, đào tạo lại, chuẩn hóa kỹ năng CNTT, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát triển, đào tạo đội ngũ nhân lực CNTT quản lý vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng về an toàn, an ninh mạng cho người dân (tại các địa bàn triển khai điểm), bao gồm các kỹ năng cơ bản, như: truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, DVCTT và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, nhân rộng ra các địa bàn khác khi đủ điều kiện.

- Áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học (STEM), đào tạo ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông, tạo nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng số.  

- Phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử; kết nối tới các dịch vụ thanh toán trực tuyến, phát triển tài khoản thanh toán điện tử trong xã hội,…

- Thúc đẩy lộ trình chuyển đối số trong doanh nghiệp: tạo môi trường cho chuyển đổi số, tối ưu hóa quy trình hoạt động, quản trị, tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo ra phương thức, lĩnh vực kinh doanh mới, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

4. Phát triển báo chí, truyền thông

- Phát triển hệ thống báo chí chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện; tăng tính tương tác; phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội. Chuyển đổi 100% các cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến.

- Duy trì các loại hình, số lượng ấn phẩm Báo Lào Cai. Tăng kỳ xuất bản báo thường kỳ, cuối tuần ra các ngày từ thứ 2 đến thứ 7; báo dành cho đồng bào các dân tộc xuất bản 6 kỳ/tháng; báo điện tử nâng cấp tương thích với công nghệ mới. Nâng cấp, phát triển Báo Lào Cai điện tử phiên bản trên điện thoại di động. Đổi mới nội dung, cách thức đưa tin, nâng cao chất lượng nhằm thu hút độc giả.

 - Phát triển hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình và đa dạng hóa hình thức truyền tải chương trình phát thanh, truyền hình. Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, đổi mới nội dung và nâng cao năng lực sản xuất chương trình, tăng thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất mới của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương.

 - Ứng dụng, đổi mới công nghệ, kết hợp các loại hình truyền thông, ứng dụng OTT (dịch vụ cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet) để cung cấp, truyền tải các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các nội dung trên Báo Lào Cai để người dân có thể chủ động nghe, xem, đọc mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị thông minh, nâng cao dân trí, tạo sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai hệ thống thông tin tự động tổng hợp, phân tích đánh giá, giám sát thông tin về Lào Cai thông qua các công cụ thông minh làm kênh tham khảo cho các cấp, cách ngành trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai thực hiện các nội dung về thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh của Lào Cai năng động, phát triển đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở: nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hệ thống truyền thanh cơ sở cấp huyện, cấp xã; lựa chọn thí điểm 8 hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT - viễn thông, chuyển đổi số hệ thống truyền thanh cơ sở đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin theo quy định tại những địa phương đảm bảo điều kiện hạ tầng, nhân lực vận hành. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ vận hành trạm truyền thanh cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn, tổ dân phố.

Mai Xuân Cường