Đang xử lý.....

Khánh Hòa: Kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính quyền số tỉnh Khánh Hòa năm 2021  

Ngày 07 tháng 01 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành báo cáo số 40/BC-STTTT về kết quả thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính quyền số tỉnh Khánh Hòa năm 2021 với kết quả cụ thể như sau:
Thứ Bảy, 26/03/2022 119
|

Về hạ tầng kỹ thuật

- Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) dùng chung của tỉnh tiếp tục được triển khai nâng cấp theo lộ trình, đáp ứng nhu cầu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành: 100% cơ quan, địa phương lắp đặt hệ thống mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao; 28/28 cơ quan kết nối mạng diện rộng của tỉnh; 231 điểm kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% cán bộ, công chức có máy tính kết nối Internet phục vụ công tác chuyên môn.

- Trung tâm dữ liệu tỉnh tiếp tục được vận hành ổn định, triển khai các giải pháp sao lưu dữ liệu dự phòng, thuê không gian lưu trữ, chuyển đổi mô hình điện  toán đám mây cho hạ tầng CNTT của Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến; triển khai khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng và thực hiện đăng ký tài nguyên IPv6 với Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC; các thiết bị phần cứng, phần mềm cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin.

- Bổ sung phần mềm ngăn ngừa mã độc và hệ thống ngăn chặn tấn công có chủ đích cho các máy chủ phần mềm dùng chung của tỉnh, triển khai đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu của tỉnh; bổ sung hạ tầng CNTT, máy chủ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…

Các hệ thống nền tảng

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin (HTTT) nền tảng, dùng chung của Quốc gia tại địa phương theo lộ trình và hướng dẫn của các Bộ ngành; các HTTT nền tảng, dùng chung của tỉnh: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (E-Office), Phần mềm Một cửa điện tử; Chứng thư số chuyên dùng, Cổng Thông tin điện tử, Phần mềm Quản lý cán bộ công chức…

- Triển khai trục kết nối hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông quốc gia, kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai dịch vụ LGSP trên hệ thống NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông (trong thời gian chờ đầu tư xây dựng trục LGSP riêng của tỉnh) để thực hiện kết nối một số hệ thống thông tin quan trọng, như: Kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; kết nối, khai thác sử dụng dịch vụ xác thực thông tin công dân từ CSDL quốc gia về dân cư phục vụ triển khai các dịch vụ công thuộc danh mục 236 dịch vụ công ưu tiên.

- Hoàn thành việc kết nối hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông (hệ thống EMC) với Cổng Dịch vụ hành chính công tỉnh (gồm toàn bộ quy trình thủ tục hành chính mức độ 1, 2, 3, 4) và cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh (gồm Cổng thông tin điện tử của tỉnh và 35 cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương).

- Triển khai một số nền tảng số có tính chất cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số tại địa phương: Hệ thống thanh toán điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho tất cả doanh nghiệp và người dân; thương mại điện tử; hồ sơ, bệnh án điện tử; dạy và học từ xa, đào tạo trực tuyến, họp trực tuyến,…

Về phát triển dữ liệu

- Các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung về cung cấp dịch vụ công của tỉnh (CSDL thủ tục hành chính, CSDL khách hàng, CSDL người dùng, CSDL kết quả giải quyết thủ tục hành chính) được hoàn thiện và kết nối, liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

- Khai thác, sử dụng các CSDL ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (CSDL GIS nền: CSDL GIS địa hình, CSDL GIS địa chính,…) thường xuyên được cập nhật, mở rộng, góp phần phục vụ tốt công tác quản lý của ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

Các ứng dụng và dịch vụ

Các ứng dụng, dịch vụ CNTT được đầu tư, nâng cấp phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành và đặc biệt là công tác CCHC được khai thác, sử dụng hiệu quả, cụ thể:

- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã triển khai sử dụng phần mềm E-Office và triển khai mở rộng cho các cơ quan thuộc khối Mặt trận - đoàn thể tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2021, thiết lập mới cho 08 đơn vị, nâng tổng số đầu mối đã triển khai phần mềm là 76 và trên 650 cơ quan, đơn vị tham gia khai thác, sử dụng hệ thống. Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển trên môi trường mạng (hoàn toàn điện tử, vừa điện tử vừa giấy) chung toàn tỉnh đạt 98% (giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100%). 100% văn bản đến tại cấp tỉnh, huyện, xã được xử lý trên môi trường mạng.

- Hoàn thành kết nối, liên thông và trao đổi văn bản điện tử với Hệ thống của Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia. - Nâng cấp, bổ sung một số chức năng, tính năng kỹ thuật cho Phần mềm E-Office của các cơ quan, đơn vị, địa phương để đáp ứng các yêu cầu về ký số, thống kê, báo cáo, lập và nộp hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan theo quy định của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 395/QĐ-BTTTT (dự kiến triển khai chính thức đầu năm 2022).

Đến tháng 12/2021, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ của các TTHC trực tuyến của tỉnh đạt 46,8% (tương đương tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 33,47%); trong đó tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 51,73% và tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 18,18%; tổng số hồ sơ được tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích trên 10.000 hồ sơ. Có trên 494.438 lượt tin nhắn được gửi miễn phí đến điện thoại di động của khách hàng, thông báo kịp thời tiến độ giải quyết hồ sơ, mời bổ sung hồ sơ, nhận kết quả, tin nhắn thông báo và xin lỗi khi hồ sơ trễ hạn.

- Ngành Thuế tiếp tục triển khai các ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế kê khai thuế trực tuyến, in hồ sơ thuế bằng mã vạch hai chiều, kê khai thông tin lưu trú trực tuyến, hoàn thuế điện tử,.. nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho người nộp thuế. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng đạt 99%; tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đạt 97%.

- Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh cập nhật 19/20 mẫu báo cáo theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Hệ thống đã thực hiện cấp trên 572 tài khoản cho các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn, đảm bảo tất cả các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo thuộc các cơ quan nhà nước đều đã được cấp tài khoản đăng nhập vào hệ thống (gồm 66 tài khoản cấp cho cơ quan cấp tỉnh, 234 tài khoản cấp cho UBND cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp huyện, và 272 tài khoản cấp cho UBND cấp xã).

- 100% các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đáp ứng quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống Quản lý việc giải quyết kiến nghị của cử tri phục vụ tham mưu và công khai tiến độ, nội dung trả lời kiến nghị cử tri cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

- 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh và huyện triển khai, sử dụng phần mềm “Nhắc việc”; triển khai nâng cấp chức năng nhắc việc trong nội bộ các cơ quan, địa phương từ sổ văn bản đến.

- Trên 4.600 tài khoản thư điện tử đã được cấp cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được duy trì, phục vụ cho hoạt động công vụ và trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

- Toàn tỉnh hiện được cấp 3.467 chứng thư số chuyên dùng (trong đó 762 chứng thư số cơ quan và 2.705 chứng thư số cá nhân).

- Tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh theo lộ trình tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019.

- Tổ chức triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh (Ứng dụng PC-Covid; hệ thống quản lý mã 7 QR; Hệ thống bản đồ Covid; Ứng dụng Giám sát khách vào tỉnh; Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến; Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Nền tảng truy vết ca nhiễm; Phần mềm tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình dịch bệnh Covid-19 phục vụ lãnh đạo tỉnh; triển khai thí điểm thiết bị đồng hồ đeo tay giám sát cách ly).

- Duy trì, nâng cấp, phát triển mới một số HTTT chuyên ngành, lĩnh vực thông qua các đề án, dự án, nhiệm vụ theo kế hoạch đã được phê duyệt phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các cơ quan, đơn vị: Nâng cấp hạ tầng CNTT tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

- Các hoạt động kiểm tra về cải cách hành chính, ISO của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện một phần hoặc hoàn toàn qua môi trường điện tử và các HTTT.

- Hoạt động nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT được quan tâm: 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh được nghiệm thu, công nhận và giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả (xây dựng phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa…)

- Triển khai các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch tuyên truyền về CCHC năm 2021: Hơn 120 tin/bài tuyên truyền, giới thiệu về Trung tâm DVHCCTT tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia, QR Code của Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh; 44 tin/bài viết tuyên truyền cải cách hành chính qua tài khoản Zalo 8 Official Account Hành chính công Khánh Hòa và 47 tin/bài viết trên Fanpage Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa; thực hiện 10 số chương trình IT Today trên Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa; hỗ trợ 1.865 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua các tiện ích trao đổi trực tuyến và điện thoại đường dây nóng trên Trung tâm DVHCCTT.

Nguồn nhân lực

- 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin; tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa...

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn CNTT cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ứng dụng CNTT, kỹ năng ứng dụng CNTT và khai thác, sử dụng các HTTT cho cán bộ, công chức, viên chức: Đào tạo kỹ năng đánh giá công tác đảm bảo an toàn thông tin cho 47 lượt cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Đội Ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa, đào tạo kiến thức an toàn thông tin, đánh giá xếp hạng chính quyền điện tử cho hơn 1.880 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp…

An toàn thông tin

- Xây dựng và tổ chức triển khai nhiệm vụ tại Kế hoạch ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021; Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 trong cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025.

- Trung tâm dữ liệu tỉnh vận hành tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9250:2012 và hiện đang áp dụng một số quy trình vận hành được xây dựng trên cơ sở tham khảo hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC27001:2013; triển khai công tác an toàn, an ninh mạng đáp ứng theo mô hình 04 lớp.

Như vậy năm 2021, việc triển khai ứng dụng CNTT được thực hiện khá đồng bộ và đạt được một số kết quả tích cực, mô hình phát triển Chính quyền số tại địa phương được định hình và đang tiếp tục cải tiến cả về nội dung lẫn giải pháp, tạo nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển trong các năm tiếp theo. Kết quả thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển chính quyền số tỉnh Khánh Hòa năm 2021, đạt trên 90% các mục tiêu đề ra, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn và kế hoạch đề ra trong năm đầu tiên triển khai Chính quyền số.

Xuân Cường