Đang xử lý.....

Khánh Hòa: Giải pháp đẩy mạnh cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến  

Thực hiện văn số 1832/BTTTT-THH ngày 16/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ngày 20/6/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản số 1668/STTTT-CNTTBCVT về giải pháp đẩy mạnh cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thứ Sáu, 29/07/2022 101
|

Theo đó các kết quả đã đạt được và giải pháp thực hiện cụ thể gồm:

- Tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật, công bố các TTHC đáp ứng điều kiện thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 để bảo đảm triển khai khả thi, hiệu quả (đưa ra khỏi danh mục các TTHC hết hiệu lực, bổ sung các TTHC mới được công bố…). Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 với các TTHC đủ điều kiện.

- Giao chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến tới từng cơ quan nhà nước của tỉnh năm 2022; hướng tới đạt được mục tiêu nêu tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022: 80% DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến:

Nhằm cụ thể hóa trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện TTHC trực tuyến, thanh toán trực tuyến và tăng cường hoạt động giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với người dân, từ năm 2017 đến nay, tỉnh Khánh Hòa thực hiện ban hành quyết định giao chỉ tiêu hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 cho các sở, ngành, địa phương. Năm 2022, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giao cho các sở, ban ngành là 45%-50%; UBND cấp huyện là 35%-40%, UBND cấp xã là 25%-30%. Phương án giao chỉ tiêu hồ sơ trực tuyến được đề xuất trên cơ sở bảo đảm công bằng, khả thi trong tổ chức thực hiện, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm cơ quan, đơn vị, địa phương và tạo động lực đẩy mạnh việc cung cấp DVCTT trên Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa.

Qua công tác đánh giá, tổng kết hàng năm, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ của các TTHC trực tuyến (hoặc tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ) của tỉnh luôn ở mức cao so với các địa phương khác trong cả nước và đạt được các mục tiêu tỉnh đã đề ra (trung bình tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ của các TTHC trực tuyến của tỉnh năm 2018 đạt 30%, năm 2019 là 55,4%, năm 2020 đạt 67,89%, năm 2021 đạt 46,84%).

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu hồ sơ trực tuyến ở các cơ quan, địa phương, kịp thời đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn để việc triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2022 của tỉnh, cũng như các mục tiêu tại Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.

- Ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT như giảm thời gian xử lý hồ sơ; giảm lệ phí thực hiện DVCTT Để khuyến khích, đẩy mạnh việc nộp hồ sơ trực tuyến, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành: Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 28/07/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 28/7/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;...

- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với một số loại hình DVCTT tương ứng với một số đối tượng người dân sử dụng phù hợp, khả thi trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ.

- Kết nối, khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh và các hệ thống thông tin có phạm vi quy mô từ Trung ương tới địa phương đã sẵn sàng để giảm thiểu giấy tờ cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT. Trước hết, kết nối, khai thác và sử dụng ngay các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng cung cấp trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP):

Khánh Hòa đã kết nối hoàn thành 04 CSDL, HTTT, gồm: Nền tảng tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế), Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp), Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an). Ngoài ra, đã thực hiện kết nối hệ thống Quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông quốc gia (Văn phòng Chính phủ), kết nối Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia (Văn phòng Chính phủ); kết nối, tích hợp dịch vụ thu phí, lệ phí dịch vụ công trên Nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia; đang triển khai kết nối, tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Thời gian tới, Khánh Hòa tiếp tục khẩn trương thực hiện việc kết nối, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh và các hệ thống thông tin có phạm vi quy mô từ Trung ương tới địa phương.

- Triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng theo Văn bản số 793/BTTTT-THH ngày 05/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số, trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT:

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số (trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT), tỉnh đang tổ chức lập Kế hoạch triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (đang ở bước lấy ý kiến góp ý văn bản dự thảo), trong đó xác định mục tiêu đến năm 2022: 100% các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh có Tổ công nghệ số cộng đồng; 100% các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch chuyển đổi số được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng; 100% các nền tảng số, dịch vụ số được tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng; 100% người dân, cơ sở kinh doanh có tài khoản dịch vụ công trực tuyến khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính; 80% cơ sở kinh doanh, hợp tác xã và 30% hộ gia đình đăng ký tham gia thương mại điện tử và có tài khoản thanh toán điện tử; ít nhất 10% cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm, hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng và có số lượng lớn, được tập huấn, hướng dẫn xây dựng thương hiệu và sử dụng thành thạo việc mua, bán sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử. Đến năm 2025: 100% cơ sở kinh doanh, hợp tác xã và 80% hộ gia đình đăng ký tham gia thương mại điện tử và có tài khoản thanh toán điện tử; 50% cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình có sản phẩm, hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng và có số lượng lớn, được tập huấn, hướng dẫn xây dựng thương hiệu và sử dụng thành thạo việc mua, bán sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử; 100% các xã, phường, thị trấn có cơ sở dữ liệu chính quyền cấp xã; 80% thôn, tổ dân phố hình thành khu dân cư điện tử, cộng đồng số.

 Dự kiến ban hành và tổ chức triển khai chính thức Kế hoạch triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng từ đầu tháng 7/2022; phấn đấu hoàn thành việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng ở 100% các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh trong tháng 7/2022.

-  Kết nối toàn diện, triệt để Cổng Dịch vụ công/Hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số của Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng DVCTT của các cơ quan nhà nước; từ đó, cải tiến chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT:

Hiện tại, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai hoàn thành kết nối Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng DVCTT của các cơ quan nhà nước, từ đó giúp cải tiến chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT của tỉnh.

Xuân Cường