Theo đó, mục tiêu cụ thể Kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 phấn đấu như sau:
- Về Hạ tầng thương mại điện tử: đạt 80% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại, thực hiện lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán POS cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ của các cá nhân và hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; phấn đấu có ít nhất 02 doanh nghiệp có mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận cho thương mại điện tử đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh; 30% doanh nghiệp áp dụng phổ biến chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử;
- Về quy mô thị trường và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp: đạt 55% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên Internet hoặc nền tảng di dộng; đặt 65% doanh nghiệp hiện diện trên Internet, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; đạt 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh để phát triển giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C; đạt 40% các doanh nghiệp tham gia các sàn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong và ngoài nước; 95% các doanh nghiệp kết nối Internet để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm thị trường.
- Về đào tạo nguồn nhân lực quản lý, thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử: đạt 90% Trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức độ 3 và 30% mức độ 4; 95% các giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh hoặc qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Đào tạo khoảng 500 lượt cán bộ, doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử; phấn đấu có ít nhất 03 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh mở lớp đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
Với mục tiêu cụ thể đã nêu trên tỉnh Bình Thuận đã có những giải pháp trọng tâm thực hiện mục tiêu tỉnh cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các hoạt động truyền thông; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất kinh doanh; tăng cường xây dựng phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử; nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử; tăng cường khảo sát học tập kinh nghiệm, hợp tác và liên kết về phát triển thương mại điện tử.
Để thực hiện thành công Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan như Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Hội, Hiệp hội hành nghề, doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện Kế hoạch này.
Đinh Thị Thanh Vân