Đang xử lý.....

Hưng Yên: Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Hưng Yên năm 2018  

Thực hiện Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân tỉnh ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng Chính quyền điện tử trong cơ quan hành chính tỉnh Hưng Yên; ngày 11 tháng 3 năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Hưng Yên năm 2018...
Thứ Năm, 11/07/2019 1978
|

Theo đó, kết quả đánh giá mức độ chính quyền điện tử của các sở, ngành gồm 6 tiêu chí: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan; Trang/Cổng thông tin điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin; Nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: có 6 đơn vị đạt điểm tối đa (50 điểm) – Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ và Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan: điểm tối đa 100 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Sở Tư pháp (95 điểm), tiếp đến là Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (85,5 điểm). Đơn vị có điểm thấp nhất là Thanh tra tỉnh (39,2 điểm).

- Trang/Cổng thông tin điện tử: điểm tối đa là 100 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Sở Công thương (93 điểm), tiếp đến là Sở Tài chính (86,75 điểm). Đơn vị có điểm thấp nhất là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (56,5 điểm).

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: điểm tối đa là 100 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư (97,8 điểm), tiếp đến là Sở Giao thông vận tải (92 điểm). 10 đơn vị thấp nhất - 0 điểm (Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và Thanh tra tỉnh).

- Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin: điểm tối đa là 100 điểm, đơn vị đạt điểm tối đa là Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ. Đơn vị có số điểm thấp nhất là Sở Khoa học và Công nghệ (29 điểm).

- Nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin: điểm tối đa là 50 điểm, có 9 đơn vị đạt điểm tối đa (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra tỉnh). Đơn vị có điểm thấp nhất là Sở Giao thông vận tải (30 điểm).

Xếp hạng chung đánh giá mức độ chính quyền điện tử đối với các sở, ngành: không có đơn vị xếp hạng loại Tốt, 11 đơn vị xếp hạng loại Khá, trong đó điểm cao nhất có Sở Kế hoạch và Đầu tư (417,30 điểm). Có 6 đơn vị xếp hạng Trung bình (Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thanh tra tỉnh).

Kết quả đánh giá mức độ chính quyền điện tử cấp huyện gồm 7 tiêu chí: Hạ tầng công nghệ thông tin, Nhân lực công nghệ thông tin, Môi trường chính sách, Mức độ hiện diện, Mức độ tương tác, Mức độ giao dịch, Mức độ chuyển đổi.

- Hạ tầng công nghệ thông tin: điểm tối đa là 30 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên (26,4 điểm), tiếp đến là Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ (25,8 điểm). Đơn vị có số điểm thấp nhất là Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ (23,7 điểm).

- Nhân lực công nghệ thông tin: điểm tối đa 12 điểm, đơn vị có điểm cao nhất là Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên (11 điểm), tiếp đến là Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm (9,3 điểm). Đơn vị có số điểm thấp nhất là Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ (6,74 điểm).

- Môi trường chính sách: điểm tối đa là 8 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất gồm các đơn vị: Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ, Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi và Ủy ban nhân dân huyện Kim Động. Đơn vị có số điểm thấp nhất là Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (5 điểm).

- Mức độ hiện diện: điểm tối đa là 40 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ (33 điểm), tiếp đến Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên (32 điểm). Đơn vị có số điểm thấp nhất là Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào (14 điểm).

- Mức độ tương tác: điểm tối đa là 35 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên (27,8 điểm), tiếp đến là Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm (27 điểm). Đơn vị có số điểm thấp nhất là Ủy ban nhân dân huyện Khoái Châu (17,39 điểm).

- Mức độ giao dịch: điểm tối đa là 20 điểm, đơn vị đạt điểm cao nhất là Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm (5,9 điểm), tiếp đến là Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ (4, 72 điểm).

- Mức độ chuyển đổi số: điểm tối đa là 5 điểm. Số điểm ở tiêu chí này hầu như bằng 0. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang đạt 1 điểm, Ủy ban nhân dân huyện Văn Lâm đạt 0,3 điểm.

 Xếp hạng chung kết quả đánh giá mức độ chính quyền điện tử cấp huyện có 02 đơn vị được xếp hạng loại Khá (Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên – 106,42 điểm và huyện Văn Lâm – 105 điểm). 8 đơn vị xếp hạng loại Trung bình (Ủy ban nhân dân các huyện: Tiên Lữ, Yên Mỹ, Phù Cừ, Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Ân Thi, và Kim Động).

Căn cứ kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Hưng Yên năm 2018, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Chính quyền điện tử, cải thiện chỉ số xếp hạng mức độ chính quyền điện tử trong các năm tiếp theo.

 

Trần Thị Duyên