Đang xử lý.....

Hòa Bình ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018  

Ngày 10 tháng 10 năm 2018, Ủy ban dân nhân tỉnh Hòa Bình đã Ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018...
Thứ Hai, 03/12/2018 370
|

Bộ tiêu chí áp dụng cho các Sở, Ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là các cơ quan nhà nước cấp Sở); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là các cơ quan nhà nước cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã/phường (gọi chung là cấp xã).

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đặt ra các mục đích:

- Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh; từng bước xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị theo dõi, phát hiện chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đưa ra các yêu cầu:

- Việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính khoa học, công khai, khách quan, minh bạch, phản ảnh đúng thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tại thời điểm đánh giá.

- Cho phép cơ quan nhà nước có thể tự đánh giá và đối chiếu với kết quả đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua việc công khai phương pháp đánh giá, cách tính điểm đối với các nội dung đánh giá.

Để thực hiện đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã quy định cụ thể:

1. Nội dung tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử, gồm 3 nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin (gồm các tiêu chí về tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức của đơn vị; Kết nối mạng tại cơ quan, đơn vị; Kết nối mạng Lan; Kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; Tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt Virus; Tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt Virus bản quyền; Tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt Virus miễn phí; Hệ thống bảo mật cho hệ thống mạng Lan); Nhóm tiêu chí đánh giá nhân lực công nghệ thông tin (gồm tiêu chí Cán bộ phụ trách hoặc kiêm nhiệm công nghệ thông tin của đơn vị và Số lượt cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được tập huấn chuyên sâu về công nghệ thông tin); Nhóm tiêu chí đánh giá môi trường chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin (gồm 16 tiêu chí: Thành lập Ban chỉ đạo công nghệ thông tin tại đơn vị; Ban hành kế hoạch công nghệ thông tin năm; Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; Ban hành kế hoạch/văn bản chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt văn bản của tỉnh về chính sách và ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Ban hành văn bản quy định về tổ chức ứng dụng các hệ thống thông tin và bảo đảm an toàn an ninh thông tin nội bộ; quy định về gửi nhận văn bản điện tử, ứng dụng chữ ký số, … trong nội bộ cấp huyện; Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Trang thông tin điện tử, quy định về quản lý, vận hành và cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử; Ban hành các văn bản gắn kết giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính; Thực hiện việc gửi các báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan đơn vị; Các văn bản khác liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin; Ngân sách chi công nghệ thông tin trong năm tại cơ quan đơn vị).

- Đánh giá kết quả Chính quyền điện tử, bao gồm 2 nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hiện diện (tính minh bạch); Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tương tác.

2. Trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng:

- Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh) gửi Văn bản và phiếu khảo sát, yêu cầu các đơn vị được đánh giá cung cấp số liệu về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính quyền điện tử của đơn vị.

- Các cơ quan, đơn vị rà soát, thu thập và điền số liệu vào mẫu phiếu khảo sát kèm theo các tài liệu kiểm chứng và gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hành Văn bản.

- Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu.

- Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các cơ quan, đơn vị và trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt và công bố kết quả.

3. Phương pháp đánh giá, xếp hạng:

Việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm đối với các tiêu chí, quy định tại Quyết định này. Điểm đánh giá sau đó sẽ được sử dụng để xếp hạng, công bố mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị.

4. Xếp loại mức độ Chính quyền điện tử:

- Việc xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước được thực hiện căn cứ vào điểm ứng dụng công nghệ thông tin của từng cơ quan, đơn vị đạt được để đánh giá, xếp loại theo thứ tự từ cao xuống thấp và xác định mức độ Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

- Thực hiện xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được thực hiện theo 3 nhóm cơ quan:

Nhóm 1: Xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước cấp Sở;

Nhóm 2: Xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước cấp huyện;

Nhóm 3: Xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước cấp xã.

Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã giao trách nhiệm cho các đơn vị thuộc tỉnh:

- Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Thực hiện cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu và tài liệu kiểm chứng về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị; Tạo điều kiện để Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.

- Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện; Xây dựng, hiệu chỉnh, trình bổ sung, sửa đổi các tiêu chí đánh giá về ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu câu của từng năm, từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản ly và điều hành của các cơ quan nhà nước tỉnh Hòa Bình.

Trần Thị Duyên