Đang xử lý.....

Đồng Nai: Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến  

Ngày 16 tháng 05 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND về thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2022 với mục đích:
Thứ Sáu, 24/06/2022 106
|

Đẩy mạnh thực hiện rà soát, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết, giảm phí, lệ phí thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi trên các phương tiện truy cập khác nhau.

             Tuyên truyền thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao; tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí phát sinh; công khai, minh bạch thông tin, nội dung giải quyết từng TTHC của các đơn vị.

             Nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến song song với chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn; gia tăng sự tin tưởng của người dân vào bộ máy hành chính nhà nước nói chung và quá trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ một cửa nói riêng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đưa ra các yêu cầu để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến là:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Thường xuyên rà soát, hoàn thiện danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tập trung vào nhóm thủ tục liên quan đến doanh nghiệp hoặc các thủ tục có thành phần hồ sơ đơn giản, có tần suất giao dịch cao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải thường xuyên, liên tục, thông tin dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, tiết kiệm, tránh hình thức. Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Để Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt hiệu quả, các nhiệm vụ cụ thể gồm:

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến:

+ Mục tiêu

100% thủ tục hành chính được công bố, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, tích hợp, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng.

100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 100% các dịch vụ công trực tuyến có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến; tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến các hồ sơ thủ tục hành chính đạt tối thiểu 20% tại cấp Sở.

30% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

30% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm 2022 đạt tối thiểu 30% tại cấp tỉnh, đưa vào khai thác kết quả số hóa phục vụ cải cách thủ tục hành chính bắt đầu từ ngày 01/6/2022.

+ Nhiệm vụ

Thường xuyên rà soát và cung cấp 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 3, 4.

Tiếp tục thực hiện thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua tin nhắn SMS để thông báo cho người dân biết tiến độ giải quyết hồ sơ, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thực hiện TTHC, đảm bảo hiệu quả, chính xác; khai thác hiệu quả Cổng Hành chính công tỉnh trên Zalo để cung cấp tiện ích tra cứu thủ tục hành chính và tình trạng hồ sơ, khảo sát ý kiến người dân trong giải quyết thủ tục hành chính.

Rà soát, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, luân chuyển xử lý hồ sơ thủ tục hành chính gắn với số hóa theo quy định, tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính chậm nhất là ngày 01/6/2022 đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi tiếp nhận của các sở, ban, ngành; từ ngày 01/12/2022 đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi tiếp nhận của UBND các huyện, thành phố.

Tiếp tục thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bảo hiểm xã hội, đất đai, hộ tịch với Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương.

- Tuyên truyền thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT:

+ Mục tiêu

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 60% tại cấp sở, 50% tại cấp huyện và 30% tại cấp xã.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 60% tại cấp sở, 20% tại cấp huyện và 5% tại cấp xã.

100% Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT.

+ Nhiệm vụ

Xây dựng chuyên mục, tin, bài, phim ngắn, video clip, thông tin dưới dạng đồ họa hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để đăng tải, tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nền tảng công nghệ số trên mạng xã hội Facebook, Zalo...

Tuyên truyền qua các pa-nô, băng-rôn, tranh cổ động, màn hình điện tử, dịch vụ SMS… trong thực hiện tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh; trong đó chú trọng các giải pháp về truyền thông, hướng dẫn, giảm thời gian giải quyết, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm phí, lệ phí khi thực hiện TTHC theo hình thức trực tuyến…, tập trung vào các nhóm thủ tục như cấp phép xây dựng, đăng ký khai sinh…

Thường xuyên tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị:

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

Tổ chức thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả triển khai tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Thực hiện rà soát, chuẩn hóa và đề xuất bổ sung đối với các dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 của ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

Tổ chức thực hiện kiểm thử các thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, địa phương trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; trên cơ sở trải nghiệm thực tế, các đơn vị kịp thời đề xuất UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông điều chỉnh, sửa đổi các bước nộp hồ sơ, đảm bảo tính khoa học, dễ thực hiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp tham gia khai thác và sử dụng hiệu quả các DVCTT…

Xuân Cường