Đang xử lý.....

Đắk Lắk: Thực trạng hoạt động của hệ thống Công nghệ thông tin của tỉnh Đắk Lắk trong giải quyết thủ tục hành chính  

Trong năm 2017, hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông của tỉnh Đắk Lắk đã được triển khai tại 34 đơn vị: gồm 19/19 sở, ban, ngành và 15/15 UBND huyện, thị xã, thành phố và 184/184 xã, phường, thị trấn; trên hệ thống đã cung cấp 1.099 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 2 và thực hiện tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế Một Cửa điện tử liên thông; có 466 bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3; có 32 bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 4 (theo báo cáo số 271/BC-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk).
Chủ Nhật, 26/11/2017 41
|

Thực trạng hoạt động của các phần mềm/hệ thống công nghệ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, như sau:

Hệ thống Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử liên thông hoạt động tốt, đáp ứng được các yêu cầu.

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành hoạt động tốt, đáp ứng được các yêu.

Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử liên thông triển khai theo mô hình một hệ thống tập trung (mô hình client-server trên nền web based).

Hiện trạng chuyển hồ sơ thủ tục hành chính giữa các bộ phận, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính: hồ sơ nộp trực tiếp được vào sổ quản lý nhưng không được số hóa (scan). Chuyển bản giấy tới các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết thủ tục hành chính; Hồ sơ nộp trực tiếp được số hóa (scan) và nhập vào phần mềm/hệ thống một cửa điện tử (hoặc hệ thống Quản lý văn bản điều hành), báo cáo tiếp các nội dung sau: Hồ sơ đã được số hóa được chuyển tới các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính qua phần mềm/hệ thống một cửa điện tử (hoặc hệ thống Quản lý văn bản điều hành) song song với chuyển bản giấy.

Hiện trạng tiếp nhận, chuyển xử lý hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến (qua Dịch vụ công trực tuyến):

- Về tiếp nhận và xử lý: Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến qua phần mềm/hệ thống Dịch vụ công trực tuyến được chuyển tới phần mềm/hệ thống một cửa điện tử qua mạng; Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến qua phần mềm/hệ thống Dịch vụ công trực tuyến được chuyển tới các cơ quan. Đơn vị xử lý trực tiếp trên phần mềm/hệ thống Dịch vụ công trực tuyến.

- Về theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận: Phần mềm/hệ thống Dịch vụ công trực tuyến có hỗ trợ người dân hoặc cán bộ tiếp nhận theo dõi tình hình, kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến; Hình thức theo dõi: Tra cứu trên web qua mã số tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; Tự động gửi thông báo tiến trình xử lý qua tin nhắn SMS; Tự động gửi thông báo tiến trình xử lý qua thư điện tử; Gọi điện đến bộ phận hỗ trợ.

- Về trả kết quả: Người dân đến nhận kết quả; Trả kết quả tận nơi thông qua các dịch vụ bưu chính; Trả qua email.

Cùng với những kết quả đạt được và thực trạng hoạt động của các phần mềm/hệ thống công nghệ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc:

- Số lượng các cơ quan, đơn vị trên địa bản tỉnh có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu, đa số làm kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính phủ về công nghệ thông tin.

- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.

- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết chức năng, công suất của hệ thống đã được đầu tư.

- Ngân sách dành cho ứng dụng công nghệ thông tin bố trí hàng năm rất ít so với nhu cầu đề ra nên việc triển khai chưa kịp thời, không đồng bộ và hạn chế về cơ sở hạ tầng nên khó khăng trong công tác phát triển ứng dụng và mở rộng hệ thống công nghệ thông tin.

- Thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước hay thay đổi, còn ràng buộc nhiều về giấy tờ nên khó thực hiện theo cơ chế điện tử.

- Đặc thù của tỉnh miền núi với rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dẫn đến một bộ phận dân cư là người dân lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật Internet còn thấp nên đây là một trong những khó khăn, trở ngại nhất khi triển khai dịch vụ hành chính công đến người dân.

 

Trần Thị Duyên