Trong năm 2017, tuy còn gặp nhiều khó khăn như các dịch vụ, hoạt động ứng dụng CNTT khó triển khai do địa bàn hoạt động và địa điểm làm việc của đài TNVN rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước; Nhiều trạm phát trên núi cao không có mạng internet 3G, hạ tầng mạng chưa có, khó khăn triển khai dịch vụ công nghệ thông tin. Đặc biệt khi cần giám sát các máy phát sóng phát thanh ở các trạm phát vùng sâu, vùng xa; Nhân lực chuyên ngành CNTT còn ít, cần có chế độ riêng để thu hút nhân lực và đãi ngộ chuyên gia CNTT tốt hơn…nhưng Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả tốt về mặt ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất hàng ngày. Vai trò của CNTT ngày càng nổi bật, các ứng dụng hệ thống phần mềm chương trình được triển khai đồng đều các mặt: Hoạt động văn phòng điện tử theo Nghị quyết số 36a, mạng sản xuất chương trình phát thanh, mạng phát thanh internet, báo điện tử VOV Online…
Đồng thời, giải pháp phòng và chống virus bằng phần mềm diệt virus Kaspersky hoạt động tốt mặc dù số lượng license còn ít, chưa thể cài được hết cho toàn bộ máy tính PC trong Đài; Các dịch vụ kết nối mạng Internet hoạt động tương đối ổn định. Theo dự kiến trong giai đoạn tới, Đài THVN đang bắt đầu triển khai nghiên cứu và ứng dụng các mảng KHCN mới như về phát thanh số, ứng dụng CNTT trong truyền dẫn, trạm phát địa phương, giám sát máy phát sóng từ xa, máy thu số, truyền hình, xây dựng dự án tăng cường an ninh mạng…
Nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại và thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong nội bộ, Đài TNVN đã đề ra một số mục tiêu ứng dụng CNTT trong năm 2017. Cụ thể, đối với truyền dẫn phát sóng. Đài tiếp tục triển khai mạng giám sát trạm phát sóng, thuê mạng cáp quang của các nhà mạng và địa chỉ IP tĩnh; đối với mạng thông tin nội bộ: tiếp tục và triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống họp Hội nghị truyền hình trực tuyến; Hoạt động cập nhật, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu cho Văn phòng Đài. Bên cạnh việc từng bước kiện toàn và xây dựng một kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong toàn Đài TNVN và lập dự án, phương án thuê sử dụng chung cơ sở hạ tầng CNTT – trong năm 2017, Đài TNVN sẽ quy hoạch việc thuê đường truyền Internet cho các đơn vị trong Đài, bảo trì hệ thống máy chủ, máy tính, Cổng điện tử, tập trung phát triển mạng trao đổi thông tin nội bộ, hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống họp, hội nghị truyền hình trực tuyến; hoạt động cập nhật, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu. Đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Tăng tỉ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước ít nhất 15% so với năm trước
Để hoàn thành những mục tiêu trên, trong năm tới, tỉnh dự kiến triển khai đầu tư hạ tầng máy tính, hạ tầng mạng, hạ tầng kết nối, hạ tầng an toàn thông tin – trong đó lưu ý đầu tư theo hướng đồng bộ thống nhất. Đồng thời ưu tiên hoàn thiện, nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, các hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành…Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, Đài tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử thành phần nhằm cung cấp toàn bộ chương trình phát thanh, thông tin tuyên truyền, đảm bảo dịch vụ công về thông tin đầy đủ cho người dân trong và ngoài nước. Mặt khác, xác định cụ thể các HTTT, CSDL dự định triển khai – trong đó ưu tiên các HTTT, CSDL tạo nền tảng dùng chung, chú trọng triển khai các CSDL quốc gia về y tế tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; HTTT, CSDL chuyên ngành trên quy mô toàn quốc.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Đài TNVN sẽ quy hoạch, xây dựng đào tạo, tổ chức bố trí lực lượng lao động một cách khoa học, đầu tư nhân tố con người, nâng cao tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, ngành phát thanh. Đồng thời tăng cường đào tạo kỹ năng phát thanh hiện đại cho đội ngũ biên tập, phóng viên, hướng dẫn viên, dẫn chương trình; đẩy mạnh đào tạo trực tuyến, tổ chức các hội thảo từ xa để nâng cao kiến thức, trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị trực thuộc Đài.
Trần Thị Hưng Bình, Cục Tin học hóa