Đang xử lý.....

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức về chuyển đổi số tại tỉnh Nam Định.  

Ngày 10/6/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về chuyển đổi số cho tỉnh Nam Định...
Thứ Năm, 09/06/2022 15
|

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông có đồng chí Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về phía Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí Ủy viên Ban TVTU, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các huyện, thành phố Nam Định và 226 xã, phường, thị trấn  với thành phần tham dự là cán bộ chủ chốt, cán bộ công chức phụ trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số và cải cách hành chính truyền thông các địa phương.

Hình 1 – Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phạm Gia Túc khẳng định: So với nhiều địa phương khác, tỉnh Nam Định chưa mạnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nguồn thu thấp, nhưng tỉnh đã có cách làm riêng trong xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp… mang lại những kết quả ban đầu rất tích cực. Kiến trúc nền tảng của chính quyền điện tử bước đầu được hình thành; cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông được tăng cường đầu tư và hoạt động ổn định hiệu quả; các hệ thống thông tin trọng yếu được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp. Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 (DTI 2020), Nam Định đứng thứ 11/63 tỉnh thành, trong đó chỉ số thành phần về Xã hội số Nam Định đứng thứ 5/63 tỉnh thành. Tuy nhiên, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn là một khái niệm mới, nhiều cán bộ, đảng viên chưa hiểu thấu đáo và còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện .

Hình 2 – Đồng chí Phạm Gia Túc – Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Huy Dũng triển khai chuyên đề “Tổng quan về chuyển đổi số, một số kết quả chủ yếu và định hướng thực hiện chuyển đổi số tỉnh Nam Định”, với các nội dung chính:

  1. Giới thiệu chung về chuyển đổi số

Tại bài tham luận, đồng chí Nguyễn Huy Dũng giới thiệu Khái niệm chuyển đổi số, kinh nghiệm chuyển đổi số tại một số nước trên thế giới, đồng thời cũng nêu chiến lược quốc gia về chuyển đổi số tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

          2. Tỉnh Nam Định chuyển đổi số

          Chuyển đổi số tại Nam Định trước hết là nhận thức số của cán bộ công chức viên chức toàn tỉnh và quan trọng là của Lãnh đạo tỉnh về nhận thức chuyển đổi số. Tiếp đến là thể chế số, liên quan đến các văn bản ban hành quy định về chuyển đổi số, Nam Định cần giám sát thực thi các văn bản đã ban hành. Hạ tầng số Nam Định đã từng bước đầu đạt được 2/7 chỉ tiêu. Nhân lực số Nam Định đã bước đầu đạt 3/13 chỉ tiêu.  

          Đồng thời cũng đưa ra đề xuất điểm khác biệt của Nam Định:

          + Khẩn trương thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng ở thông;

          + Bồi dưỡng, tập huấn công chức, viên chức về chuyển đổ số hàng năm;

          + Phổ cập kỹ năng sử dụng ứng dụng, dịch vụ số khoảng 1,9 triệu dân;

          + Phổ cập việc học trực tuyến các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ.

          3. Một số khuyến nghị, cảnh báo

Hình 3- Đồng chí Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyển thông

          Tham dự hội nghị còn có đại diện của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương cũng có bài tham luận về Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương và phát triển thương mại điện tử ở địa phương, toàn bộ nội dung bài tham luận như sau:

          Phát triển thương mại điện tử - lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số: Thương mại điện tử trong vài năm trở lại đây trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến nay Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong 02 năm đại dịch, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng 2 con số, góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa đại dịch.

          Tại các văn bản của Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt định hướng, lĩnh vực thương mại điện tử được coi là một mũi nhọn, thúc đẩy nền kinh tế số với các mục tiêu cụ thể sau đây:

          - Phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương trong việc ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số.

          - Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử với hàng Việt.

          - Ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử và công nghệ số trong các doanh nghiệp từ sản xuất đến thương mại điện tử.

          Cụ thể, từ 12/2020 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai khi đồng loạt nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy thị trường phát triển thương mại điện tử và các giải pháp số hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử như “Ngày mua sắm trực tuyến Quốc gia Online Friday”, “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT, chương trình Go-Online … hay các chương trình hơp tác thương mai điện tử với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế lớn để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chủ động phối hợp với các Sở Công Thương tại 63 tỉnh, thành phố kết nối  với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Sendo.vn, Voso.vn, Postmart, Tiki.vn, Shopee, Lazada, … triển khai các Hội nghị đào tạo tập huấn về kỹ năng thương mại điện tử, Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nông sản, đặc sản địa phương trên thương mại điện tử và môi trường số … Đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước và hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp địa phương, đẩy mạnh tiêu thụ được hàng nghìn tấn nông đặc sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm địa phương …

          Tiêu biểu là sự kiện hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang có sức lan tỏa lớn với trên 9.000 tấn vải thiều, gần 1 triệu đơn hàng đã được tiêu thu qua các sàn TMĐT như Sendo, Voso, Postmart, Tiki, Shopee, Lazada … vượt xa con số tiêu thụ dự báo ban đầu trong khi Bắc Giang đang bùng phát dịch giữa năm 2021.

          Năm 2022, bên cạnh đẩy mạnh kết nối TMĐT theo địa phương, Bộ Công Thương định hướng kết nối theo vùng (như miền Trung, miền Nam) theo hướng phối hợp đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ trên cả kênh truyền thống và thương mại điện tử tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu; tổ chức các chương trình kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương trên thương mại điện tử; đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã phân phối trên thương mại điện tử một cách hiệu quả.

          Cùng với thương mại điện tử, Bộ Công Thương cũng phát huy vai trò của hệ thống Thương vụ nên đã thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, đặc sản vùng miền đến các thị trường để tận dụng cơ hội từ các FTA … Đây là một trong những giải pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, là cánh tay nối dài bên cạnh phương thức phân phối hàng hóa truyền thống, từ đó giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh, thành phố, tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0.

          Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thông qua chương trình các cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương.

          Với kết quả đạt được, Bộ Công Thương đã được Văn phòng Chính phủ ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng Dịch vụ công quốc gia (cả về số lượng Dịch vụ công trực tuyến và số lượng hồ sơ điện tử).

          Như vậy, có thể thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp gắn chặt chẽ với quản lý, định hướng và phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Với vai trò là cơ quan định hướng, phát triển thị trường thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ứng dụng thương mại điện tử, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, các sở, ngành và doanh nghiệp địa phuonwg, doanh nghiệp thương mại điện tử trong đó có tỉnh Nam Định để thúc đẩy phát triển lĩnh vực thương mại điện tử tại địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thức đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.

Hình 4 - Đồng chí Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công thương

Cuối cùng, đồng chí Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định báo cáo triển khai những kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15-10-2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; những vấn đề cốt lõi cần quan tâm triển khai

Hình 5 - Đồng chí Vũ Trọng Quế - Giám đốc Sở TTTT tỉnh Nam Định

Xuân Cường