Như Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, UBND thị xã Bến Cát, thị xã Dĩ An và thăm quan, kiểm tra thực tế tình hình ứng dụng CNTT tại đơn vị hành chính cấp xã là UBND Phường Bình Thắng, thuộc Thị xã Dĩ An.
Ảnh 1: Bộ phận một cửa UBND thị xã Dĩ An
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra đã có buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương – Đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh Bình Dương để chuẩn bị, đánh giá chung kết quả ứng dụng CNTT của tỉnh Bình Dương.
Ảnh 2: Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm việc với UBND tỉnh Bình Dương
Ảnh 3: Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương
Ngày 05/8/2016, căn cứ kết quả kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc tỉnh Bình Dương, Đoàn kiểm tra của Ban Điều hành do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và đại diện các Sở, ban, ngành về kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Sau khi nghe Đoàn kiểm tra báo cáo và các ý kiến trao đổi thảo luận các đại biểu tham dự Hội nghị, các ý kiến phát biểu của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Bình Dương. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng – Trưởng Ban Điều hành kết luận:
Các kết quả đạt được
1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách: Các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, quy chế, quy định về ứng dụng CNTT đã được ban hành tương đối đầy đủ giúp cho việc triển khai hoạt động ứng dụng CNTT của Tỉnh được thuận lợi, như Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 5 năm, hàng năm; lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến; các quy chế quy định về hoạt động ứng dụng CNTT; hệ thống thư điện tử, chữ ký số; quy chế quản lý cán bộ chuyên trách CNTT; quy chế đăng tải thông tin trên Cổng Thông tin điện tử; quy chế đãi ngộ cán bộ chuyên trách CNTT.
2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư tương đối đầy đủ, bao gồm hạ tầng máy tính cho CBCC, hệ thống mạng LAN, WAN được kết nối Internet.
3. Tỉnh đã quan tâm tới công tác đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể hệ thống mạng LAN được trang bị thiết bị firewall, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; máy tính của CBCC được cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền, hệ thống LAN được trang bị hệ thống an toàn dữ liệu tương đối đầy đủ (theo báo cáo của Sở khoảng 70% PC và 80% hệ thống mạng LAN); việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành của CBCC khi đi công tác ra ngoài địa phương được kết nối thông qua mạng dùng riêng VPN, được xác thực khi sử dụng.
4. Công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên trách CNTT được thực hiện tốt; tỉnh Bình Dương là một trong các địa phương đầu tiên ban hành chính sách phụ cấp ưu đãi cho cán bộ chuyên trách CNTT (từ năm 2009).
5. Công tác thông tin, công khai thủ tục hành chính được thực hiện đầy đủ với hầu hết các thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã; Đã triển khai cung cấp tương đối nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cụ thể cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (41 dịch vụ) và mức độ 4 (01 dịch vụ).
6. Đã triển khai ứng dụng CNTT rất tốt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Cụ thể 19/19 sở, ban, ngành và 09/09 huyện, thị xã và thí điểm 04 xã/phường thuộc thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An triển khai ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa, điều này hỗ trợ việc theo dõi, giám sát quá trình luân chuyển, xử lý hồ sơ trong nội bộ các đơn vị được hiệu quả; tại các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính được trang bị đầy đủ hệ thống máy tra cứu thông tin, thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý hồ sơ (có thể tra cứu qua Internet); tại Trung tâm hành chính công của Tỉnh đã trang bị hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân đối với CBCC tại bộ phận một cửa.
7. Việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã mang lại hiệu quả, cụ thể: khoảng 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan trong Tỉnh được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng; 95% văn bản trao đổi trong nội bộ các cơ quan của Tỉnh được trao đổi đồng thời cả văn bản điện tử và văn bản giấy; việc trao đổi được thực hiện qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành và hệ thống thư điện tử công vụ.
8. Đã triển khai một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước của các Sở, ngành như CSDL dân cư; CSDL cán bộ, công chức; CSDL GIS Tài nguyên môi trường; CSDL lao động và chính sách xã hội; và đang khai thác sử dụng các HTTT như đăng ký kinh doanh, lý lịch tư pháp, CSDL khiếu nại tố cáo, cấp giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số hạn chế: Hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao; phần mềm ứng dụng tại bộ phận một cửa cấp huyện chưa liên thông với cấp tỉnh; Tỷ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử giữa UBND tỉnh với các cơ quan bên ngoài còn thấp, chỉ khoảng 15%; Các CSDL trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra; việc triển khai còn độc lập, rời rạc, chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả.
Căn cứ các kết quả trên, Đoàn kiểm tra đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương trong thời gian tới:
- Gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT với công tác cải cách hành chính.
- Sớm xây dựng, ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, hướng tới việc kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin trên toàn tỉnh, tránh đầu tư trùng lặp.
- Tiếp tục quan tâm, đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cần; tăng cường nhân lực chuyên trách về an toàn thông tin, nhưng không phát sinh thêm bộ máy, tổ chức về an toàn thông tin.
- Quan tâm, phát huy hiệu quả các dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, 4 đã cung cấp. Trong thời gian tới, các DVC được lựa chọn cung cấp trực tuyến cần trú trọng tới nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi khi triển khai.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật để phục vụ phát triển ứng dụng CNTT của Tỉnh hướng tới kết nối, liên thông các HTTT, cụ thể như cần hoàn thiện hạ tầng mạng LAN, kết nối mạng WAN.
- Tiếp tục khai thác sử dụng hiệu quả hệ thống phần mềm một cửa, một cửa liên thông; phần mềm quản lý văn bản điều hành theo hướng tăng cường xử lý, trao đổi văn bản qua môi trường điện tử, kết nối liên thông theo chiều dọc từ cấp tỉnh tới cấp xã/phường, áp dụng chữ ký số.
- Tiếp tục triển khai các CSDL trọng điểm, phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử, cần bảo đảm sự đồng bộ, kết nối liên thông với các HTTT chuyên ngành có quy mô quốc gia; cần phát huy hiệu quả các CSDL đã triển khai.
Tạ Thị Hồng Lý, Phòng Kế hoạch, Cục Tin học hóa