Theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Theo đó mục tiêu cụ thể là:
Xây dựng được Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ, cấp tỉnh theo đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của các bộ, các tỉnh.
Xác định được thang điểm, phương pháp đánh giá cho các tiêu chí, tiêu chí thành phần, từ đó xác định được Chỉ số CCHC của từng bộ, từng tỉnh.
Xây dựng được bộ câu hỏi điều tra xã hội học theo từng nhóm đối tượng điều tra, khảo sát.
Hàng năm tổ chức triển khai xác định, công bố Chỉ số CCHC của các bộ, các tỉnh.
Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra yêu cầu:
Chỉ số CCHC phải bám sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ số CCHC phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các bộ, các tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
Đối tượng áp dụng của Đề án là 63 Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 19 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ). Trong đó, 02 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại.
Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” (gọi tắt tiếng Việt là Chỉ số CCHC, tiếng Anh là PAR INDEX), gồm các nội dung chính sau:
- Chỉ số CCHC cấp bộ
+ Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ:
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 40 tiêu chí và 99 tiêu chí thành phần, cụ thể là:
Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;
Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ: 7 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
Cải cách thủ tục hành chính: 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: 8 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
Hiện đại hoá hành chính: 5 tiêu chí và 24 tiêu chí thành phần;
+ Thang điểm đánh giá:
Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100.
Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 36.5/100.
+ Phương pháp đánh giá:
Tự đánh giá của các bộ:
Các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Điểm tự đánh giá của các bộ được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết.
Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:
Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Ghi chú” của Bảng 1. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định;
Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp bộ;
- Chỉ số CCHC cấp tỉnh
+ Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh:
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 102 tiêu chí thành phần, cụ thể là:
Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;
Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh: 4 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần;
Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
9 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần;
Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
Hiện đại hoá hành chính: 5 tiêu chí và 22 tiêu chí thành phần;
Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: 6 tiêu chí, 7 tiêu chí thành phần;
+ Thang điểm đánh giá:
Thang điểm đánh giá là 100.
Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 33.50/100.
+ Phương pháp đánh giá:
Tự đánh giá của các tỉnh:
Các tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nội vụ
Điểm tự đánh giá của các tỉnh được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết.
Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:
Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý
kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định.
Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số CCHC cấp tỉnh;
+ Xếp hạng Chỉ số CCHC của các tỉnh:
Kết quả Chỉ số CCHC của 63 tỉnh được xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Kết quả Chỉ số CCHC của các tỉnh được xếp hạng theo 6 nhóm tương ứng với 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm có: Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố), Tây Nam Bộ (13 tỉnh, thành phố).
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, các giải pháp cần thực hiện:
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp đối với việc xác định Chỉ số CCHC
Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung cải cách hành chính một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.
Chỉ đạo việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính một cách thường xuyên, liên tục, bảo đảm trung thực, khách quan trong việc tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo các kết quả cải cách hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Chỉ số CCHC
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nội dung, kết quả Chỉ số CCHC hàng năm dưới nhiều hình thức khác nhau (hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...) nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình theo dõi, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá cải cáchhành chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính
Các bộ, các tỉnh: Phân công nhiệm vụ cho công chức thực hiện cải cách hành chính triển khai công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của bộ, tỉnh một cách thường xuyên, liên tục. Tổng hợp, đánh giá một cách khách quan, trung thực kết quả cải cách hành chính đạt được hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định trong Chỉ số CCHC.
Các bộ chủ trì các nội dung cải cách hành chính theo phân công tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả triển khai cải cách hành chính đối với lĩnh vực được giao phụ trách, để hàng năm phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan trong việc thẩm định, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm kinh phí cho công tác xác định Chỉ số CCHC
Xây dựng, hoàn thiện phần mềm đánh giá chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC một cách chính xác, khách quan. Xây dựng cơ sở dữ liệu về Chỉ số CCHC để bảo đảm tính hệ thống trong công tác theo dõi, đánh giá của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu các hình thức tổ chức điều tra xã hội học một cách phù hợp, trong đó có hình thức điều tra trực tuyến để lấy ý kiến người dân, tổ chức về kết quả cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.
Bố trí đủ kinh phí cho việc thực hiện xác định Chỉ số CCHC hàng năm.
Để thực hiện Đề án này, Bộ Nội vụ là cơ quan được giao chủ trì triển khai Đề án với trách nhiệm:
Ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, các tỉnh triển khai việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của bộ, tỉnh.
Ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch xác định Chỉ số CCHC hang năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
Tổ chức triển khai công tác tự đánh giá chấm điểm kết quả cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh theo quy định.
Tổ chức công tác điều tra xã hội học: Nghiên cứu, xác định đối tượng điều tra xã hội học và xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học phù hợp với từng nhóm đối tượng; xác định quy mô mẫu điều tra xã hội học. Xác định phương thức tổ chức điều tra xã hội học phù hợp với điều kiện thực tế. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện điều tra xã hội học phục vụ cho việc xác định Chỉ số CCHC hàng năm của các bộ, các tỉnh.
Tổng hợp, xử lý số liệu, xây dựng báo cáo Chỉ số CCHC.
Thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá kết quả Chỉ số CCHC của các bộ, các tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố Chỉ số CCHC hàng năm.
Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số CCHC.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về Chỉ số CCHC trong kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính hàng năm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nội dung Chỉ số CCHC để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và từng nhóm cơ quan, địa phương đặc thù.
Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong theo dõi, đánh giá: Xây dựng phần mềm đánh giá; khảo sát trực tuyến; xây dựng cơ sở dữ liệu về Chỉ số CCHC.
Ngoài ra, các bộ, các tỉnh cũng có trách nhiệm thực hiện như:
Bố trí đủ kinh phí, nhân lực để triển khai việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của bộ, tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo tự chấm điểm xác định Chỉ số CCHC của bộ, tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số CCHC của bộ, tỉnh.
Các bộ, cơ quan ngang bộ: Tài chính; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với từng lĩnh vực cải cách theo phân công của Chính phủ.
Các bộ, các tỉnh căn cứ vào Chỉ số CCHC được phê duyệt tại Quyết định này, xây dựng và đưa vào triển khai Chỉ số CCHC áp dụng trong nội bộ của bộ,
tỉnh phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đối với các cơ
quan, đơn vị trực thuộc phù hợp với điều kiện thực tế của bộ, tỉnh để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Mai Xuân Cường