- Kết quả Đánh giá xếp hạng mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh năm 2019 (Viet Nam ICT Index 2019).
Xếp hạng Tổng thể ICT Index tỉnh Bình Thuận
STT
|
Năm đánh giá
|
Xếp hạng chung
|
Chỉ số hạ tầng kỹ thuật
|
Chỉ số hạ tầng nhân lực
|
Chỉ số ứng dụng CNTT
|
1
|
2017
|
34
|
22
|
50
|
29
|
2
|
2018
|
35
|
30
|
50
|
19
|
3
|
2019
|
49
|
31
|
54
|
59
|
- Kết quả Đánh giá, xếp hạng hoạt động triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị năm 2019:
Như vậy theo kết quả đánh giá Viet Nam ICT Index 2019, tỉnh Bình Thuận đạt 0,3035/1,0000 điểm, chênh lệch khoảng cách điểm khá lớn so với địa phương đứng đầu (chênh lệch 0,5619 điểm) xếp hạng 49/63 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng xếp thứ nhất: 0,8654 điểm, Lai Châu - xếp thứ 63: 0,0855 điểm), giảm 14 bậc so với năm 2018. Trong 3 nhóm chỉ số (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT với 28 tiêu chí thành phần) được đánh giá, xếp hạng thì cả 3 nhóm chỉ số xếp hạng chung Bình Thuận đều giảm hạng so với năm 2018, đặc biệt là sự giảm mạnh về chỉ số ứng dụng CNTT (giảm 40 bậc so với năm 2018).
Nhóm Văn phòng UBND tỉnh và Thanh Tra tỉnh: 2/2 đơn vị đạt loại Tốt, tỷ lệ 100%.
Nhóm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (17 đơn vị): 17/17 đơn vị đạt loại Tốt, tỷ lệ 100%.
Nhóm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh (4 đơn vị): 4/4 đơn vị đạt loại Tốt, tỷ lệ 100%.
Nhóm các huyện, thị xã, thành phố (10 đơn vị):
+ Đạt loại Tốt: gồm 9/10 địa phương, đạt tỷ lệ 90%.
+ Đạt loại Khá: gồm 1/10 địa phương, đạt tỷ lệ 10%.
+ Không có đơn vị xếp hạng Trung bình, Yếu.
- Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin năm 2019:
+ Về Hạ tầng kỹ thuật
Các sở, ngành, địa phương: cấp tỉnh và huyện đạt: 01 máy tính/CBCC; cấp xã: 0,9 máy tính/CBCC; 100% sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện có mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng WAN tỉnh bằng đường truyền số liệu chuyên dùng tốc độ cao, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định; 100% UBND cấp xã có mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao; Hệ thống Hội nghị truyền hình tiếp tục phục vụ có hiệu quả các cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương với tỉnh và giữa UBND tỉnh với 10/10 UBND huyện, thị xã, thành phố.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu (THDL) tỉnh: Đầu tư bổ sung 01 máy chủ; 01 thiết bị lưu trữ tập trung (NAS); thiết bị chống sét trên đường truyền mạng LAN; thiết bị cảnh báo cúp điện, nhiệt độ, độ ẩm phòng máy; hệ thống phòng cháy chữa cháy phòng máy chủ; nâng cấp bổ sung tài nguyên RAM và ổ đĩa cứng cho máy chủ vật lý hệ thống điện toán đám mây (cloud).
+ An toàn an ninh thông tin
Các sở, ngành, địa phương: triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh; thiết lập tường lửa (firewall mềm), sao lưu dữ liệu và trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền; triển khai các giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin và cập nhật lỗ hổng, ngăn chặn mã độc kịp thời; triển khai kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống thông tin.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh: rà soát, khắc phục các lỗ hổng bảo mật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hệ thống máy chủ chủ và nhiều thiết bị mạng, thiết bị bảo mật chuyên dụng tại Trung tâm THDL tỉnh hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, bảo đảm ngăn ngừa các cuộc tấn công từ bên ngoài.
+ Ứng dụng CNTT trong xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh
Ứng dụng CNTT trong xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc theo hướng điện tử hóa, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử tỉnh. Cụ thể:
Triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Trục kết nối liên thông, chia sẻ, trao đổi dữ liệu quy mô cấp tỉnh (ESB) theo hình thức thuê dịch vụ nhằm để kết nối liên thông và tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh với các Bộ ngành và Chính phủ: Phần mềm QLVB&ĐH, Hệ thống Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Xây dựng và phê duyệt “Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh Bình Thuận, tích hợp đồng bộ với cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC tại địa chỉ http://tthc.binhthuan.gov.vn.
Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử tỉnh, Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được kết nối với Zalo nhằm công khai kết quả giải quyết hồ sơ TTHC (tra cứu trên website, tin nhắn SMS, quét mã QR qua Zalo,…); và kết nối với Hệ thống CNTT của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhằm triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh qua dịch vụ bưu chính công ích.
100% thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước tỉnh được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với tổng số 428 thủ tục/1963 thủ tục hành chính trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 21,8%, trong đó có 220 DVC trực tuyến ở mức độ 3 và 208 DVC trực tuyến ở mức độ 4.
Thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đã kết nối, tích hợp 02 dịch vụ công gồm: thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại (Sở Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 89 hồ sơ gửi từ Cổng dịch vụ công quốc gia), thủ tục đổi giấy phép lái xe do Ngành giao thông vận tải cấp (Sở Giao thông Vận tải đã tiếp nhận và giải quyết đúng quy định 398 hồ sơ).
Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử liên thông được triển khai đồng bộ, thống nhất theo mô hình tập trung cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh ở 3 cấp và kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh, các hệ thống phần mềm tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; hệ thống phần mềm sử dụng chung LDAP sẵn có trên hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh để thực hiện xác thực người dùng, tránh sử dụng nhiều tài khoản cho các hệ thống khác nhau. Hiện phần mềm được khai thác, sử dụng tương đối hiệu quả, hầu hết các quy trình, thủ tục hành chính đã được cập nhật vào phần mềm. Cụ thể: toàn tỉnh: tiếp nhận 287.345 hồ sơ, giải quyết đúng và sớm hạn 176.806 hồ sơ và trễ hạn 110.539 hồ sơ (đạt tỷ lệ: 61,53 %); riêng cấp tỉnh: tiếp nhận 81.492 hồ sơ, giải quyết đúng và sớm hạn 81.084 hồ sơ (trễ 408 hồ sơ), đạt tỷ lệ 99,49 %.
Triển khai thực hiện Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Hoàn thành triển khai mở rộng ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh, các phòng ban cấp huyện, cấp xã (290 đơn vị), đảm bảo 100% các đơn vị được triển khai sử dụng phần mềm; hoàn thành kết nối liên thông phần mềm theo mô hình liên thông 4 cấp (xã – huyện – tỉnh – Trung ương) và thực hiện phát hành văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản Quốc gia. Việc khai thác, sử dụng phần mềm ở các đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện sử dụng theo quy trình khép kín, thực hiện ký số, gửi nhận văn bản liên thông qua phần mềm, không gửi văn bản (trừ văn bản mật).
Thực hiện nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh đảm bảo các quy định hiện hành. Tin tức và văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh được đăng tải đầy đủ và kịp thời (Tổng số lượt truy cập trên Cổng Portal tỉnh trong năm 2019 là 1.658.472 lượt).
100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh, các phòng ban cấp huyện và cấp xã được cấp chứng thư số góp phần đẩy mạnh tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử qua môi trường mạng.
+ Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Hệ thống phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoạt động ổn định, thông suốt, phát huy hiệu quả đầu tư.
Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu tin học hóa TTHC tỉnh Bình Thuận phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tích hợp, sử dụng đồng bộ trong Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Trong năm đã triển khai 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu theo chuẩn kỹ năng an toàn thông tin cho quản trị mạng các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Về công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành: UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành các văn bản trọng tâm nhằm chỉ đạo, điều hành phù hợp với chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như của Chính phủ, Như vậy, trong năm 2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trọng tâm, kịp thời, phù hợp với giai đoạn phát triển và xây dựng Chính quyền điện tử hiện nay; Hạ tầng và thiết bị CNTT đã được các cơ quan cấp tỉnh và một số cơ quan cấp huyện quan tâm đầu tư nhằm đẩy mạnh và ứng dụng CNTT tại địa phương; Trung tâm THDL tỉnh duy trì vận hành ổn định 24/7; Mạng WAN của tỉnh hoạt động ổn định và đảm bảo phục vụ tốt cho các hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh và các ứng dụng dùng chung khác. Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp được quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng. Việc áp dụng linh hoạt dịch vụ hành chính công trực tuyến kết hợp với trả kết quả qua hệ thống bưu chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt yêu cầu cải cách hành chính. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước được lãnh đạo các đơn vị quan tâm chỉ đạo, đã bố trí một phần kinh phí để trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền, trang bị thiết bị bảo mật, phòng chống tấn công mạng và thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng, đảm an toàn và bảo mật thông tin tại đơn vị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như:
Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến qua mạng còn rất hạn chế do: thủ tục hành chính thường xuyên thay đổi, làm hạn chế việc đưa CNTT vào cải cách hành chính; các hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa cần phải có bản gốc; người dân chưa có thói quen nộp hồ sơ qua mạng, tâm lý vẫn muốn nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Số lượng TTHC trong danh mục công bố của các sở, ngành, địa phương rất lớn nhưng việc tiếp nhận, chuyển phát qua Bưu điện còn rất hạn chế do: nhiều TTHC phát sinh hồ sơ ít, người đứng đầu chưa quyết liệt, người dân chưa có thói quen, kỹ năng sử dụng, chưa thực hiện thanh toán trực tuyến.
Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiện ích khi sử dụng dịch vụ hành chính công chưa thật sự hiệu quả. Người dân, tổ chức vẫn còn có thói quen, tâm lý nộp hồ sơ, nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan hành chính nên chưa thực hiện được nhiều, chưa thực sự tin tưởng về dịch vụ cung cấp của Bưu điện.
Năng lực xử lý, lưu trữ dữ liệu các ứng dụng CNTT và công tác đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm THDL tỉnh tuy đã được đầu tư, bổ sung trong thời quan qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 như sau:
- Về hạ tầng
Tiếp tục đầu tư bổ sung hạ tầng mạng và trang thiết bị CNTT cho Bộ phận Một cửa cấp huyện, xã (giai đoạn I, năm 2020) theo nội dung Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Triển khai dự án “Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh”, bổ sung thiết bị cần thiết cho Trung tâm THDL tỉnh, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh;
Duy trì hoạt động hiệu quả “Trục kết nối liên thông, chia sẻ, trao đổi dữ liệu-ESB”; tiếp tục kết nối các hệ thống thông tin/phần mềm của tỉnh với các hệ thống thông tin/phần mềm của Bộ/ ngành qua ESB bảo đảm theo yêu cầu.
Triển khai chuyển đổi IPv6 cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
- Về ứng dụng
Hướng dẫn các sở, ngành, các địa phương về sử dụng giải pháp miễn phí (Microsoft Team) triển khai hội, họp và làm việc trực tuyến trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Cảnh báo các sở, ngành, địa phương về vấn đề mất an toàn bảo mật khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến (Zoom).
Triển khai cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, phiên bản 2.0, bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin... khi triển khai phải bảo đảm phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
Tiếp tục triển khai các thành phần trong LGSP: Quản lý Giao diện lập trình ứng dụng (API Management) và Xây dựng Dịch vụ xác thực, cấp quyền người dùng tập trung (SSO) (hạng mục thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận).Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử 03 cấp (xã, huyện, tỉnh) đảm bảo theo các quy định hiện hành và có thể sử dụng chung Hệ thống xác thực của Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cập nhật danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo lộ trình phê duyệt; triển khai thanh toán trực tuyến dịch vụ hành chính công qua ví điện tử.
Đăng ký Bộ Thông tin và Truyền thông xin triển khai thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh và Triển khai các dự án thuộc Đề án phát triển Đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận;
Triển khai Hệ thống các phần mềm (giai đoạn I, năm 2020) theo Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Chuẩn bị các điều kiện tổ chức triển khai “Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp khi Cổng dịch vụ công quốc gia đưa vào vận hành theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Nâng cấp Phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành và phát triển phiên bản trên nền di động.
- An toàn, an ninh thông tin mạng
Tăng cường thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng. Triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020.
Triển khai đảm bảo an toàn toàn theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tiếp tục đầu tư bổ sung hệ thống lưu trữ và thiết bị an toàn thông tin chuyên dụng; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, phần mềm, hạ tầng CNTT cho Trung tâm THDL tỉnh: Xây dựng Hệ thống quan trắc, giám sát, quản lý tập trung cấp tỉnh phục vụ giám sát an toàn thông tin phục vụ chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận; Xây dựng và triển khai thực hiện giải pháp phòng, chống mã độc... theo Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin đã được phê duyệt; rà soát, đánh giá, triển khai an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin bảo đảm theo mô hình “4 lớp”;...
Triển khai dự án “Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin mạng trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh”.
Tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc để lộ, lọt thông tin, chống xâm nhập, khai thác thông tin mật ở các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các hệ thống phần mềm phục vụ cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa.
- Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Triển khai dự án Xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quy hoạch và cung cấp thông tin hỗ trợ đầu tư nhằm phục vụ xây dựng dữ liệu về bản đồ (GIS) quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; duy trì hoạt động ổn định các Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý chuyên ngành; triển khai các bước (thủ tục) thực hiện đầu tư dự án “Tạo lập và hoàn thiện CSDL hộ tịch tại tỉnh Bình Thuận”.
- Phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý CNTT, an toàn an ninh thông tin, xây dựng và triển khai Chính quyền điện tử cho đội ngũ lãnh đạo phụ trách CNTT các đơn vị cấp tỉnh và huyện; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT, an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, cán bộ phụ trách CNTT tại các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng theo quy định.
NH