Đang xử lý.....

Bình Thuận: Báo cáo đánh giá hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước  

Ngày 15/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã công bố Báo cáo đánh giá hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Do nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành và nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy và chính quyền ngày càng nâng cao nên tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hạ tầng CNTT được chú trọng đầu tư và ngày càng đồng bộ, 100% các sở, ngành đã xây dựng mạng nội bộ LAN và kết nối mạng Internet băng thông rộng; tỉnh đã đưa vào sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình nhằm phục vụ có hiệu quả các cuộc họp trực tuyến giữa các cơ quan trong tỉnh và xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu đóng vai trò là trung tâm lưu trữ được cài đặt các ứng dụng dùng chung trong các hoạt động của cơ quan nhà nước. Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư các thiết bị CNTT cho ngành Giáo dục, ngành Tài nguyên Môi trường và ngành Tài chí
Thứ Tư, 01/07/2015 964
|

Sau 5 năm đầu tư xây dựng Cổng thông tin điện tử tỉnh, đến nay hệ thống đã vận hành thông suốt với 30 Trang thông tin điện tử thành viên nhằm cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tính đến tháng 5/2015, Cổng thông tin điện tử đã cung cấp 1.908 thủ tục hành chính mức độ 2 và hơn 40 thủ tục hành chính mức độ 3,4; Hệ thống một cửa điện tử liên thông cấp huyện đã được triển khai đồng bộ tại 10/10 địa phương trên toàn tỉnh với 8.669 thủ tục hành chính được cập nhật trên 7 lĩnh vực. Đây là yếu tố chính giúp người dân và doanh nghiệp giảm việc đi lại, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, mang lại lợi nhuận cho việc theo dõi hệ thống, kiểm soát tình trạng kết quả xử lý, giải quyết các thủ tục hợp với quy định pháp luật, cung cấp thông tin cho lãnh đạo và người dân mọi lúc, mọi nơi.

Đối với ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính nhà nước, tỉnh đã đầu tư triểu khai xây dựng Hệ thống thư điện tử công vụ và Hệ thống quản lý văn bản và điều hành góp phần đẩy mạnh việc sử dụng văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính và 100% cơ quan, cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện – 90% cán bộ, công chức cấp xã được cấp hộp thư điện tử để sử dụng trong trao đổi công việc. Mặt khác, một số ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành ngày càng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng có hiệu quả như phần mềm quản lý các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, phầm mềm quản lý thông tin tài liệu lưu trữ, phầm mềm báo cáo thống kê ngành y tế, phần mềm quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách, ứng dụng GIS phục vụ quản lý và quảng bá du lịch, phần mềm quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Đối với các dự án ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước, tỉnh đã chủ động ban hành quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn kịp thời và triển khai dự án CNTT đúng quy định, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Tính đến nay, hầu hết các dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cấp cơ quan, thúc đẩy cải cách hành chính góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Một số quy định pháp lý về văn bản điện tử như bản sao, công chứng…chưa đồng bộ nên việc triển khai các dịch vụ công mức độ 3,4 đối với một số ngành đòi hỏi có bản gốc như đất đai, y tế gặp trở ngại. Bên cạnh đó, những dự án có quy mô lớn, xử lý nhiều bước triển khai chậm, chưa đồng bộ do tác động đến nhiều thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực đất đai, do chưa thực sự từ bỏ việc xử lý thủ công và trên một số lĩnh vực vẫn còn tác động đến lợi ích nhóm. Một khó khăn lớn nữa là nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật còn mỏng, chưa được đào tạo bổ sung thường xuyên.