Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan đã được Lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ngày càng tăng. Tỉnh đã triển khai tất cả các thủ tục hành chính, các dịch vụ công của các cơ quan, đơn vị lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh. Qua đó, người dân có thể kiểm tra, giám sát tình trạng giải quyết hồ sơ qua mạng. Hệ thống cung cấp nền tảng ứng dụng hỗ trợ các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”.
Các cơ quan, đơn vị đã có sự quan tâm nâng cao hiệu quả khai thác các ứng dụng CNTT, nhiều phần mềm chuyên ngành được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.
Là một trong những địa phương đi đầu trong việc thí điểm các dịch vụ đô thị thông minh. IOC tỉnh đưa vào vận hành giúp lãnh đạo tỉnh thuận tiện trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng được công khai, minh bạch.
Về kết quả triển khai Chính quyền điện tử năm 2020:
+ Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: Hoàn thiện kết nối thông suốt từ Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã. Trong năm 2020, đã tổ chức theo hình thức trực tuyến 127 cuộc họp giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã.
+ Quản lý văn bản và hồ sơ công việc: Hiện tỉnh đang sử dụng 02 phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (phần mềm iOffice và phần mềm OneWin Sys); đã kết nối, liên thông ngang dọc 4 cấp các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh; thực hiện tích hợp chữ số ký đáp ứng gửi, nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản Quốc gia; kết nối với trục LGSP, xây dựng App trên thiết bị di động. Ước tính tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi trên môi trường mạng đạt 95% từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt 100%, từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt 90% đáp ứng chỉ tiêu theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ đề ra.
+ Hệ thống thư điện tử: đã cấp 7.563 hộp thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ cán bộ công chức, sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong xử lý công việc đạt 95%.
+ Mạng truyền số liệu chuyên dùng: Mạng số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, nhà nước được xây dựng, hoàn thành việc lắp đặt và kết nối từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Đến nay, đã triển khai thuê mạng truyền số liệu chuyên dùng cho 145 cơ quan hành chính nhà nước, 149 cơ quan Đảng; lắp đặt đường truyền cấp quang, thiết bị đầu cuối, hệ thống định tuyến Router chuyên dùng cho 310 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã lắp dặt đường truyền cáp quang, thiết bị đầu cuối, hệ thống định tuyến Router chuyên dùng.
+ Cổng Dịch vụ công và Phần mềm Một cửa điện tử:
Cổng dịch vụ công của tỉnh hiện tích hợp 1.880 thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, công bố công khai mức độ 3, mức độ 4 là 1.577/1.880 thủ tục (chiếm 83,88%). Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được nâng cao (đạt 98,2%); trong đó cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 750 dịch vụ, mức độ 4 là 827 dịch vụ; tạo điều kiện thuân lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai đồng bộ 100% tại UBND cấp huyện, cấp xã; góp phần hiện đại hóa, công khai, minh bạch hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh và tạo được niềm tin đối với người dân, doanh nghiệp.
Đã cập nhật được biểu mẫu điện tử (eform) của 885/1.107 thủ tục hành chính, chiếm 80% số thủ tục hành chính có biểu mẫu (trong đó cấp tỉnh 715, cấp huyện 133, cấp xã 37).
Đã hoàn thành kết nối liên thông cung cấp dịch vụ công lên cổng quốc gia theo quy định tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Quý I (04 dịch vụ công), Quý II (12 dịch vụ công), Quý III (07 dịch vụ công), Quý IV (07 dịch vụ công). Quý I/2021 tiếp tục cập nhật theo Công văn số 6164/VPCP-KSTT ngày 28/7/2020 của Văn phòng Chính phủ 04 nhóm thủ tục: Môi trường; Công chức, viên chức; quyền sử dụng đất, tài sản gắn kiền với đất; bảo trợ xã hội.
Tỉnh Đoàn đã bố trí lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân triển khai dịch vụ công tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Bước đầu góp phần nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Công tác an toàn, an ninh thông tin: Kịp thời ban hành các văn bản cảnh báo về an toàn, an ninh thông tin đến các cơ quan, đơn vị; theo dõi để kịp thời phát hiện, xử lý sự cố về an ninh thông tin.
Phối hợp với Tập đoàn công nghệ Cyradar cung cấp giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng, máy tính trên địa bàn tỉnh…
Từ đầu năm đến nay, đã phát hiện và sử lý 873.183 mối nguy hại, trong đó có 855.444 mối nguy hại cao, 17.247 mối đe dọa nghiêm trọng. Tổ chức đợt diễn tập an toàn thông tin năm 2020 cho can bộ chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
+ Chữ ký số: Đã triển khai tích hợp chữ ký số lên phần mềm quản lý văn bản, hướng tới sử dụng hoàn toàn văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đến nay đã cấp 2.486 chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân.
+ Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu: tại các sở, ngành tiếp tục cập nhật và khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, cơ sở dữ liệu lưu trữ lịch sử tỉnh, cơ sở dữ liệu người cố công, cơ sở dữ liệu lưu trú, cở sở dữ liệu kinh tế xã hội, cơ sở dữ liệu đầu tư công. Cơ sở dữ liệu y bạ, cơ sở dữ liệu bệnh viện, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường, cơ sở dữ liệu đất đai…
+ Trung tâm Điều hành thông minh (IOC): Đưa vào vận hành IOC tỉnh với 10 chức năng thực hiện giám sát phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo IOC thành phố Đồng Xoài đã đi vào hoạt động chính thức; riêng IOC tại thị xã Phước Long và thị xã Bình Long đang nghiệm thu hoàn thiện, dự kiến đưa vào vận hành trong tháng 01/2021.
Bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
Thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn trế và chưa có thiết bị như máy tính, smart phon. Do đó, việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân chưa cao, chưa trở thành công dân điện tử nhằm phục vụ Chính quyền điện tử, chuyển đổi số
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành, các cấp đôi lúc còn chậm triển khai thực hiện, thiếu hợp tác giữa các bên.
Công tác kiểm tra, giám sát của ban Chỉ đạo năm 2020 thực hiện chưa thường xuyên do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Công tac phối hợp trong việc việc đánh giá ứng dụng CNTT, triển khai kế hoạch giữa các cơ quan, đơn vị còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ: Một số đơn vị không gửi báo cáo đánh giá; chưa thường xuyên đôn đốc giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, nhiều hồ sơ tồn đọng trên hệ thống; việc xây dựng kế hoạch và đề xuất nhiệm vụ chưa bám sát khung tham chiếu phát triển ICT 10…
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2021 gồm:
- Trình phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, trình phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, Địa phương thông minh và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Phước năm 2021.
- Trình ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước năm 2021.
- Triển khai Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, Địa phương thông minh và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Phước năm 2021.
- Triển khai các nội dung theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước (phiên bản 2.0); Kiến trúc ICT phát triển địa phương thông minh tỉnh Bình Phước; Đề án địa phương thông minh tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020 – 2025.
- Tổng hợp và báo cáo tình hình ứng dung và phát triển CNTT tỉnh Bình Phước (ICT-INDEX) năm 2020 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Xác định chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh (PDTI) theo Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia được ban hành tại Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT.
- Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tỉnh Bình Phước năm 2021.
- Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và tuyên truyền, hướng dẫn đến người dân sử dụng.
- Kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số376/QĐ-UBND ngày 28/02.2019 của UBND tỉnh), tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập ứng cứu an toàn, an ninh thông tin.
- Tổ chức họp ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử định kỳ hàng quý và họp Thường trực Ban chỉ đạo định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
- Xây dựng dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Phước năm 2022 theo hướng dẫn Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử năm 2021, đề ra phương hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo năm 2022.
Mai Xuân Cường