Theo đó, kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính gồm:
- Đánh giá tác động thủ tục hành chính và thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính
Số lượng thủ tục hành chính đã được đánh giá tác động trong kỳ báo cáo: 15 thủ tục hành chính.
Số lượng thủ tục hành chính được ban hành trong kỳ báo cáo đã được đánh giá tác động: 15 thủ tục hành chính.
- Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính
Tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương: 15 thủ tục hành chính.
- Công bố, công khai thủ tục hành chính
Trong năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 96 Quyết định công bố Danh mục 999 thủ tục hành chính (trong đó: 160 thủ tục hành chính ban hành mới; 607 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 68 thủ tục hành chính thay thế và 164 thủ tục hành chính bãi bỏ) thuộc phạm vi chức năng quản lý của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
Trên cơ sở thủ tục hành chính được công bố, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành địa phương hóa, cập nhật và thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Tổng số thủ tục hành chính cần rà soát, đơn giản hóa theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm 2021 là 18 thủ tục hành chính.
Đến nay, tổng số thủ tục hành chính đã được rà soát, thông qua phương án đơn giản hóa là 52 thủ tục hành chính, hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Trong đó:
+ Phương án đơn giản hóa cụ thể: giảm thời gian giải quyết đối với 52 thủ tục hành chính được phê duyệt phương án đơn giản hóa.
+ Số tiền tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa 52 thủ tục hành chính: 2.288.219.375 đồng/năm.
+ Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được từ 6,18% đến 60,81%
- Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính
Trong kỳ báo cáo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp nhận, chuyển đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý và trả lời 100 phản ánh, kiến nghị, trong đó:
- Số tiếp nhận mới trong kỳ: 100 phản ánh, kiến nghị.
- Số từ kỳ trước chuyển qua: 0 phản ánh, kiến nghị.
- Số phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính: 38 phản ánh, kiến nghị.
- Số phản ánh, kiến nghị về hành vi hành chính: 62 phản ánh, kiến nghị.
- Số phản ánh, kiến nghị đã xử lý và đăng tải công khai: 62 phản ánh, kiến nghị.
- Số phản ánh, kiến nghị đang xử lý: 02 phản ánh, kiến nghị.
- Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
+ Tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 456.659 hồ sơ; trong đó, số mới tiếp nhận: 450.051 hồ sơ (trực tuyến: 40.286 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 409.765 hồ sơ), số từ kỳ trước chuyển qua: 6.608 hồ sơ.
Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 449.858 hồ sơ; trong đó, giải quyết trước hạn: 430.896 hồ sơ, đúng hạn: 13.736 hồ sơ, trễ hạn: 5.226 hồ sơ.
Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 6.801 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 6.706 hồ sơ, quá hạn: 95 hồ sơ.
- Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
+ Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 11 tập thể và 08 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, nổi trội trong công tác triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và có đóng góp tích cực trong việc thành lập, vận hành hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Tỉnh đã ban hành Công văn số 4211/UBND-KSTT ngày 15 tháng 7 năm 2021 về việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân và Công văn số 7717/UBND-KSTT ngày 03 tháng 12 năm 2021 về tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; qua đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chấn chỉnh và thực hiện nghiêm quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng…
+ Hoàn thành việc tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử tỉnh (Hệ thống iGate) và Hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử (Hệ thống iDesk) theo Công văn số 516/TTg-KSTT ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai việc sử dụng.
+ Đã ban hành các văn bản chỉ đạo xây dựng các quy chế phối hợp giải quyết liên thông nhóm thủ tục hành chính, trong đó đã ban hành Quyết định số 64/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 về việc Ban hành Quy định thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính Cấp Phiếu lý lịch tư pháp… giảm việc đi lại, rút ngắn thời gian, chi phí của tổ chức, công dân.
+ Đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đáng chú ý là: chỉ đạo khắc phục một số chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến Chỉ số cải cách hành chính năm 2021; cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh; Quyết định đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2020; Bộ Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính và Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính tỉnh năm 2021; Kế hoạch Khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021; Công văn số 5527/UBND-KSTT ngày 07 tháng 9 năm 2021 triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn chỉ đạo rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nội dung liên quan đến Chỉ số PAPI; rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế liên quan đến kết quả Chỉ số Par Index và Chỉ số SIPAS năm 2021 của tỉnh.
+ Phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 8899/VPCP-KSTT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đối với công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, nhất là hồ sơ được nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia…
+ Trong năm 2021, tỉnh đã ban hành 91 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 41 thủ tục hành chính liên thông và 239 thủ tục hành chính không liên thông của 03 cấp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc thiết lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh.
- Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
+ Tỉnh đã ban hành danh mục 1224 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (03 cấp: tỉnh, huyện, xã), chiếm tỷ lệ 80% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
+ Xây dựng và ban hành Đề án "Phát huy vai trò của Đoàn viên, thanh niên trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2026”.
+ Duy trì thực hiện dịch vụ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính” và sử dụng lại kết quả bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục “Cấp phép xây dựng
+ Dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính lĩnh vực đất đai tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh thực hiện.
Năm 2021 công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã đạt được một số kết quả tốt do:
- Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành và đề ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng hồ sơ giải quyết trễ hạn, nhất là trên lĩnh vực đất đai, đầu tư. Nhờ đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hạn trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 giảm 3,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 (hồ sơ trễ hẹn trong năm 2021 chiếm 1,14%; hồ sơ trễ hẹn trong năm 2020 chiếm 4,45%). Trong đó, hồ sơ trễ hẹn tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (chiếm 0,32%), cấp huyện (chiếm 1,32 %) và cấp xã (chiếm 1,27%).
- Việc sử dụng phần mềm Một cửa điện tử để tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính ngày càng đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả tích cực, phục vụ tốt cho công tác kiểm soát, giám sát; qua đó, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh. Việc cung cấp dịch vụ “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính”, dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính lĩnh vực đất đai và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục “Cấp phép xây dựng” và các thủ tục hành chính khác trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh tiếp tục được duy trì và ngày càng được nâng cao về chất lượng, số lượng; trong đó, thành phố Quy Nhơn, huyện Tây Sơn, huyện Hoài Ân, thị xã Hoài Nhơn là những đơn vị có kết quả triển khai nổi bật.
- Công tác rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính được quan tâm đẩy mạnh thực hiện thông qua việc ban hành các quy định thực hiện liên thông các thủ tục hành chính và cắt giảm thời gian giải quyết; công tác rà soát công bố, công khai thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ sau khi thông qua phương án đơn giản hóa được thực hiện đảm bảo thời gian, trình tự theo quy định.
- Việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đã góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức và nhân dân về cải cách thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến. Hoạt động kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông từng bước được đổi mới, lồng ghép kết hợp giữa kiểm tra trực tiếp tại đơn vị và kiểm tra thông qua Phần mềm Một cửa điện tử đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Việc triển khai “Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính”, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục “Cấp phép xây dựng” còn nhiều địa phương cấp huyện tổ chức, triển khai thực hiện chưa tốt, vì vậy tỷ lệ hồ sơ phát sinh đạt thấp, có đơn vị không phát sinh hồ sơ.
- Mặc dù tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn ở mức thấp, nhưng số lượng hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá thời gian so với quy định còn nhiều (5.226 hồ sơ), nhất là đối với cấp xã (3.304 hồ sơ), cấp huyện (1.730 hồ sơ), cấp tỉnh (192 hồ sơ); vẫn còn tình trạng người dân, doanh nghiệp phản ánh việc không nhận được thông báo và thư xin lỗi đối với những hồ sơ giải quyết bị trễ hẹn.
- Hiện nay, nhiều phần mềm được các bộ, ngành Trung ương quản lý (bao gồm: Phần mềm Cấp giấy phép lái xe của Bộ Giao thông vận tải; Hệ thống thông tin quản lý năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân của Bộ Xây dựng; Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hệ thống phần mềm chuyên ngành đất đai với Hệ thống phần mềm chuyên ngành Thuế) chưa thể tích hợp với Hệ thống Phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh, cho nên chưa tạo sự thuận lợi trong việc đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và công tác theo dõi, tổng hợp và công khai kết quả giải quyết tại địa phương.
Xuân Cường