Quy chế gồm 3 Chương, 15 Điều quy định rõ phạm vi, đối tượng áp dụng, định dạng văn bản điện tử, quy định bắt buộc trong việc sử dụng văn phòng điện tử và quy trình xử lý, quản lý hồ sơ văn bản điện tử.
Cụ thể, văn bản điện tử gửi đến cơ quan nhà nước hoặc phát hành văn bản đi phải được lưu trữ hay phát hành trên văn phòng điện tử nhằm đảm bảo tính liên thông và thống nhất của hệ thống dữ liệu quản lý văn bản, hồ sơ công việc liên thông toàn tỉnh. Thông tin được tạo lập ra đều phải ở dạng số và lưu trữ theo quy định để đảm bảo an toàn, dễ dàng quản lý, truy cập, tìm kiếm thông tin. Đồng thời, thông tin số phải được sao chép và lưu trữ định kỳ không quá 24 giờ tại từng cơ quan, đơn vị ứng dụng. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch số hóa những nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng.
Trong trường hợp văn phòng điện tử của cơ quan nhà nước bị lỗi, không bảo đảm tính an toàn của văn bản điện tử thì cán bộ được phần công phụ trách văn phòng điện tử trong cơ quan có trách nhiệm thông báo ngày cho Thủ trưởng và người sử dụng trong cơ quan biết về sự cố, thời gian tạm dung, thời gian bắt đầu sử dụng lại, các biện pháp tạm thời được áp dụng trong thời gian tạm dừng, các biện pháp cập nhận văn bản vào văn phòng điện tử khi bắt đầu sử dụng lại. Mặt khác, tiến hành các biện pháp cần thiết trong khả năng nhằm khắc phục, giải quyết sự cố và thông báo ngày cho Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn phục hồi văn phòng điện tử.