Đang xử lý.....

An Giang triển khai ứng dụng CNTT trong công tác hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa  

Ngày 17-18/11/2015, tại Thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang, trong khuôn khổ Hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh An Giang giới thiệu kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong công tác hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (TeleHealth) triển khai tại Bệnh viện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Thứ Năm, 01/06/2017 29314
|

Telehealthđược hiểu như dịch vụ y tế từ xa,được cung cấp bởi các chuyên gia sức khỏe nói chung, bao gồm cả bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và những người cung cấp dịch vụ sức khỏe khác.Một số đặc trưng củaTelehealthlà cung cấpdịch vụhỗ trợ lâm sàng; được thiết kế để vượt qua rào cản địa lý, kết nối những người sử dụng không có trong cùng một vị trí địa lý (chẳng hạn các chuyên gia y tế ở tuyến tỉnh có thể khám, chẩn đoán đối với bệnh nhân tuyến huyện,…).

Trong bối cảnh, cơ sở vật chất hệ thống khám chữa bệnh ở nước ta nói chung và nhất là ở tuyến dưới (huyện, xã, thôn,…) còn rất nhiều khó khăn mặc dù trong thời gian qua đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc chẩn đoán, khám chữa bệnh góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo màtrước đây chưa cứu chữa được. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân như tỷ lệ số giường bệnh/vạn dân thấp (tại An Giang năm 2014 đạt 18 giường bệnh/vạn dân); nhân lực y tế cho lĩnh vực khám chữa bệnh còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt tại An Giang là 6, thấp hơn mức trung bình của cả nước (7,46 bác sĩ/vạn dân); phân bố nhân lực y tế không đồngđều; hầu hết các cán bộ y tế chuyên sâu, các chuyên gia giỏi thường tập trung chủ yếuở các thành phố lớn và ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Ở tuyến dưới cóchất lượng dịch vụ y tế thấp, khả năng tiếp cận với cán bộ y tế có tay nghề cao, các chuyên gia giỏi của người dân bị hạn chế, dẫn đến người dân không tin tưởng chất lượngdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến dưới do đó việc vượt tuyến khám bệnh, chữabệnh xảy ra khá phổ biến.

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay nói chung và ứng dụng CNTT trong y tế nói riêng, việc triển khai, ứng dụng TeleHealth trong việc chẩn đoán, khám chữa bệnh góp phần khắc phục được bài toán thiếu nhân lực y tế chất lượng cao tuyến dưới, hỗ trợ trong công tác hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa, giải quyết tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân; chẩn đoán, khám chữa bệnh kịp thời trong xử trí cấp cứu cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như tai miến,… nhận thức được điều đó, tỉnh An Giang đã triển khai Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ (Telehealth) vào công tác hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh An Giang.

(ảnh: Bác sỹ Sở Y tế tỉnh An Giang và các bác sỹ, y tá huyện Phú Tân đang phối hợp khám bệnh từ xa)

Tại Hội nghị, Sở Y tế tỉnh An Giang đã trình diễn thực tế một ca chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viên Phú Tân, ca chẩn đoán được thực hiện giữa chuyên gia y tế của Sở Y tế tỉnh An Giang tại Thành phố Châu đốc với các bác sỹ, y tá phụ trách điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện Phú Tân dưới sự hỗ trợ của việc triển khai ứng dụng hệ thống TeleHealth.

Để thực hiện được ca hội chẩn trên, chuyên gia y tế của Sở Y tế An Giang được trang bị một máy tính xách tay, có cài đặt hệ thống phần mềm TeleHealth, có kết nối Internet; tại bệnh viện huyện Phú Tân được trang bị hệ thống Telehealth với ca-me-ra, màn hình và rô-bốt (thiết bị có gắn ca-me-ra, màn hình và di chuyển được) phục vụ việc chiếu, chụp hình ảnh để cung cấp trực tuyến cho chuyên gia y tế từ xa. Thông qua hệ thống phần mềm, ca-me-ra ghi hình các chuyên gia y tế có thể điều khiển con ro-bốt di chuyển, phóng to, thu nhỏ hình ảnh bệnh nhân; hình ảnh X-Quang và phác đồ điều trị của các bác sỹ tại bệnh viện Phú Tân đồng thời có thể trao đổi với bệnh nhân, các bác sỹ tại Phú Tân để đưa ra thông tin hỗ trợ chẩn đoán, chẩn đoán cho bệnh nhân được chính xác.

Cũng theo các chuyên gia y tế Sở Y tế tỉnh An Giang, để sử dụng hiệu quả hệ thống TeleHealth và nâng cao chất lượng chẩn đoán, khám chữa bệnh từ xa, hạ tầng mạng Internet phải đảm bảo ổn định, tốc độ cao giúp cho việc kết nối hệ thống giữa bác sỹ ở tuyến trên và cơ sở y tế tuyến dưới được kịp thời, thông tin hình ảnh được cung cấp rõ ràng, ổn định. Khi đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ được cải thiện, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giải quyết phần nào nhu cầu nhân lực y tế chất lượng cao tại các tuyến dưới và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân.

 

Nguyễn Thanh Thảo