Đang xử lý.....

Điện Biên: Báo cáo tình hình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số tỉnh Điện Biên năm 2022  

Ngày 18 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên có Báo cáo số 92/BC-BCĐ tình hình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số tỉnh Điện Biên năm 2022
Thứ Hai, 05/02/2024 228
|

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên tổng hợp, báo cáo tình hình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số năm 2022, cụ thể những nội dung chính như sau: 

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế

- Trong năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số của tỉnh.

- Tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 2.0 - là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư, triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số kịp thời, chính xác; đảm bảo tính kết nối liên thông, tránh trùng lặp, lãng phí…

 Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

Thực hiện Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/6/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, tỉnh Điện Biên đã thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 1332/KH-BCĐ ngày 06/5/2022 về Chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số năm 2022…

Về tình hình phát triển, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được nâng cấp trên cơ sở hợp nhất giữa Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, có đầy đủ tính năng theo quy định.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh được xây dựng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin theo quy định.

- Ngoài Cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, tỉnh đã triển khai kênh zalo "Kênh Hành chính công tỉnh Điện Biên"…

Về phát triển các nền tảng, hệ thống

- Nền tảng chia sẻ và tích hợp dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) được xây dựng làm nền tảng phục vụ việc phát triển ứng dụng dịch vụ Chính quyền điện tử và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để khai thác các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương 3 đến địa phương.

- Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được xây dựng đáp ứng đầy đủ các chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định để phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan Nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp hiệu quả:

+ Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh đã được kết nối liên thông vào Trục liên thông văn bản Quốc gia với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và 100% cơ quan, đơn vị các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong tỉnh.

+ 100% cán bộ, công chức được cấp tài khoản thư điện tử công vụ (trên 3.900 tài khoản).

+ Hệ thống hội nghị trực tuyến kết nối 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh (hệ thống được kết nối từ Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đến 129 xã phường).

+ Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh được xây dựng đáp ứng đầy đủ các chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; 100% chế độ báo cáo, nội dung thông tin, dữ liệu của tỉnh được kết nối, cung cấp đầy đủ, kịp thời với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

+ 100% cơ quan cấp tỉnh và huyện triển khai áp dụng hệ thống Chỉ đạo và điều hành phục vụ công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao…

+ Triển khai giải pháp họp không giấy cho các cuộc họp của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

- Tỉnh đã triển khai ứng dụng nền tảng GIS trong quản lý tài nguyên, môi trường, lãnh thổ theo nghiên cứu của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để biên tập bản đồ và tính toán thống kê diện tích rừng, xây dựng bản đồ biến động rừng và thống kê mức độ biến động...

 Về phát triển dữ liệu

- Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước bước đầu được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai và khai thác có hiệu quả, như: Cơ sở dữ liệu văn bản điện tử, thủ tục hành chính, báo cáo thống kê, tư pháp, hộ tịch; giấy phép lái xe; bưu chính, viễn thông, tài chính, cán bộ công chức, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài nguyên,...

- Tỉnh Điện Biên đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương xây dựng, hoàn thiện và "làm giàu" các cơ sở dữ liệu quốc gia: Dân cư, đất đai, tư pháp, kinh doanh, bảo hiểm,...

Về phát triển hạ tầng số

- Hạ tầng số các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số của tỉnh: Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt trên 95%. 100% cơ quan Nhà nước các cấp có mạng nội bộ (LAN) kết nối mạng Internet băng rộng cố định và kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số của tỉnh được triển khai theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2021; Văn bản số 486/CATTT- ATHTT ngày 19/6/2020 của Cục An toàn thông tin về hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu phục vụ Chính phủ điện tử…

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 837 vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) trong đó có 800 vị trí có phủ sóng 3G, 742 vị trí có phủ sóng 4G.

- Toàn tỉnh có 179 điểm phục vụ (02 bưu cục cấp I, 10 bưu cục cấp II, 51 bưu cục cấp III, 01 bưu cục KT1, 01 bưu cục khách hàng lớn).

Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chuyển đổi số

- Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, CCVC đặc biệt là đội ngũ cán bộ, CCVC làm công tác chuyển đổi số, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã chủ động triển khai, tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số cho 100% cán bộ, CCVC của các cơ quan, đơn vị.

- Toàn tỉnh đã thành lập trên 1.000 Tổ Công nghệ số cộng đồng đến mức xã và thôn, bản với trên 5.500 người tham gia là lãnh đạo UBND cấp xã, đại diện các Hội phụ nữ, Thanh niên, Công an, Giáo viên, các thôn, bản tại địa phương.

- Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel đào tạo tập huấn cho 4.120 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart…

- Các doanh nghiệp viễn thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập huấn cho cán bộ CCVC, người dân đăng ký, sử dụng tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt...

 Về truyền thông, thúc đẩy chuyển đổi số

- Để tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phát trên kênh sóng phát thanh, truyền hình 260 tin, bài, phóng sự, chương trình tọa đàm phản ánh công tác chuyển đổi số tại tỉnh…

- Tỉnh Điện Biên đã xây dựng chuyên trang Chuyển đổi số (tại địa chỉ https://chuyendoiso.dienbien.gov.vn/) tạo kênh thông tin chính thống tuyên truyền về sự cần thiết, bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số, với các nội dung về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số…

- Ngày 15/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1701/QĐ-UBND quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm là “Ngày chuyển đổi số tỉnh Điện Biên”.

Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Tỉnh đã hoàn thành việc phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ…

- Thiết lập Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC), giao Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của tỉnh, thực hiện bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Trung tâm SOC của tỉnh đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia.

- Triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung toàn tỉnh theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ đối với hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh cho trên 3.000 máy tính của cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh…

 Về tình hình bố trí kinh phí thực hiện chuyển đổi số

- Trong năm 2022, tỉnh Điện Biên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các đơn vị liên quan tham mưu, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện những nội dung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Tỉnh Điện Biên đang tập trung triển khai thực hiện các dự án: Xây dựng nền tảng công nghệ thành phố thông minh tỉnh Điện Biên; xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống mạng của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên…

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1145
    • Khách Khách 1144
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3890768