Đang xử lý.....

Ninh Bình: Báo cáo Kết quả hoạt động chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình năm 2022  

Ngày 13 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có Báo cáo số 05/BC-BCĐ về Kết quả hoạt động chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình năm 2022 gồm những nội dung sau:
Thứ Hai, 05/02/2024 243
|

Kết quả đạt được về hạ tầng số:

- 100% xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ Bưu chính, với 210 điểm, trong đó có 120 điểm bưu điện văn hóa xã đảm bảo phục vụ nhu cầu bưu chính của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- 100% khu vực trung tâm các xã có sóng di động 4G; mạng Internet băng rộng cáp quang triển khai đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn.

- 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã đã thiết lập mạng nội bộ (LAN) để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- 100% công chức tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; khoảng 90% công chức tại cấp xã có máy tính và các thiết bị phụ trợ khác để sử dụng trong công việc.

- 100% các cơ quan nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được cấp chứng thư số chuyên dùng với 4.650 chứng thư.

- 100% cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh (197 đơn vị) sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD).

- Trung tâm dữ liệu của tỉnh (DC) đang tích cực triển khai, từng bước phấn đấu đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Năm 2022, cơ bản hoàn thành thực hiện các hạng mục “Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng”.

Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

- Nhiều thiết bị CNTT tại một số cơ quan, đơn vị đã cũ, cấu hình thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sang dải địa chỉ IPv6; tại các xã vẫn còn thiếu máy tính cho cán bộ, công chức để sử dụng.

- Mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị còn thiếu thiết bị đảm bảo an toàn thông tin theo chuẩn mô hình yêu cầu về mạng TSLCD của Cục Bưu điện Trung ương;

Kết quả đạt được về Nền tảng số:

Các Nền tảng số của Quốc gia được công bố tại Quyết định số 186/QĐ-BTTT ngày 11/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông đang được tích cực triển khai thực hiện:

- Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã và đang tiếp tục được đầu tư, mở rộng để đáp ứng các yêu cầu kết nối giữa các hệ thống thông tin của tỉnh với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của quốc gia (NDXP)

- Nền tảng sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn đã được triển khai để hỗ trợ người dân, các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn quảng bá, giao dịch sản phẩm.

- Triển khai ứng dụng Nền tảng đào tạo trực tuyến mở (MOOCs) phục vụ công tác đào tạo, tập huấn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

          Tồn tại, hạn chế:

Việc triển khai ứng dụng các Nền tảng số Quốc gia trên địa bàn tỉnh của các ngành còn lúng túng. Việc thử nghiệm xây dựng Nền tảng quản trị tổng thể còn chậm so với tiến độ của Ủy ban Quốc gia giao và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Kết quả đạt được về Nhân lực số:

- Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 300 cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm làm về CNTT, quản trị mạng và chuyển đổi số (mỗi đơn vị, địa phương có ít nhất 01 cán bộ) có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

- 100% các thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng với 1.675 tổ/ 8.424 thành viên, lực lượng chủ yếu là Đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và cán bộ thôn, xã.

- Nhân lực quản trị và vận hành hệ thống Trung tâm dữ liệu, các hệ thống, nền tảng số của tỉnh có trình độ từ đại học trở lên về CNTT, một số cán bộ, công chức, viên chức đã có các chứng chỉ quốc tế CCNA.

- Các cán bộ chuyên trách CNTT đều được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

Tồn tại, hạn chế: Đội ngũ làm CNTT, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị được đào tạo đúng chuyên môn còn ít; chất lượng cán bộ tại một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Kết quả đạt được về An toàn thông tin mạng:

          - Năm 2022, tiếp tục duy trì, tăng cường ứng dụng đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo mô hình 4 lớp 4.

- Triển khai đảm bảo ATTT cho hạ tầng thiết bị, phần mềm Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư theo chuẩn của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Triển khai tập huấn, hướng dẫn xây dựng, phê duyệt hồ sơ cấp độ ATTT cho các cơ quan, đơn vị chủ trì quản lý, vận hành hệ thống.

- Thường xuyên triển khai thực hiện cảnh báo, xử lý khẩn cấp mã độc và khắc phục các sự cố mất ATTT.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, có hiệu quả.

Tồn tại, hạn chế:

- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, chú trọng đến công tác ATTT; hạ tầng, thiết bị đảm bảo ATTT còn thiếu, nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầu tư; đa số sử dụng phần mềm hệ điều hành không có bản quyền.

- Việc sử dụng hộp thư công vụ điện tử ở nhiều cơ quan, đơn vị còn rất hạn chế; cán bộ, công chức, viên chức vẫn thường xuyên trao đổi thông tin, dữ liệu trong hoạt động công vụ qua các nền tảng số miễn phí, như: Gmail, google drive, zalo, facebook,… gây nguy cơ mất ATTT cao. 

 Kết quả đạt được về Phát triển Chính quyền số:

- Tỉnh Ninh Bình đã công bố Danh mục dữ liệu mở của tỉnh, năm 2022, tiếp tục triển khai giai đoạn 1 Kho dữ liệu dùng chung, Cổng dữ liệu mở của tỉnh và thực hiện tích hợp.

- Công tác chuẩn hóa, làm sạch cơ sở dữ liệu chuyên ngành tiếp tục được đẩy mạnh triển khai thực hiện, sẵn sàng cho việc tích hợp, chia sẻ khai thác sử dụng.

- Tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình đề ra.

- Kết nối, chia sẻ các CSDL phục vụ giải quyết TTHC

+ Thực hiện kết nối với CSDL quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CSDL quốc gia về giá; …

+ Hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số CMND 09 số với CCCD trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và CSDL thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết TTHC lĩnh vực thuế.

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

+ 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình, được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh, trong đó có 905 DVC toàn trình, 1008 DVC một phần).

+ Đã tích hợp cung cấp 1.315 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Tỷ lệ đạt 83%). Tổng số hồ sơ đồng bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia 371.748 hồ sơ đạt 159% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 có 233.302 hồ sơ). Tổng số hồ sơ nộp từ Cổng dịch vụ công quốc gia có tài khoản đúng là 14.359 hồ sơ, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 có 4.757 hồ sơ).

- Triển khai các nền tảng, ứng dụng số quy mô cấp tỉnh

 Hệ thống thông tin giải quyết TTHC:

+ Thực hiện hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

+ Hệ thống đáp ứng chuẩn kỹ thuật ATTT kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư; chuẩn giao thức dải địa chỉ IPv6; triển khai ứng dụng Zalo OA để nhắn tin, quét mã QR thông báo trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành:

+ Triển khai ứng dụng cho 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

          Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh:

          Triển khai ứng dụng cho 100% các cơ quan nhà nước ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh với 750 tài khoản người dùng và liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị thực hiện cập nhật các kỳ báo cáo tháng, quý, năm trên Hệ thống.

          Hệ thống Hội nghị trực tuyến:

+ Duy trì hoạt động ổn định của Hệ thống với 143 điểm cầu cấp xã, 16 điểm cầu cấp huyện và 3 điểm cầu cấp tỉnh; thực hiện kết nối từ MCU của tỉnh lên Cục Bưu điện Trung ương qua mạng TSLCD; đã triển khai liên thông, tương tác với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương.

          Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị:

+ Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng cơ bản các tính năng của cổng và cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, lãnh đạo các cấp chính quyền.

+ Đến nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã có trang thông tin điện tử (TTĐT), trong đó có 08 đơn vị có trang TTĐT tổng hợp (Sở Du lịch hiện đang quản lý 03 trang TTĐT tổng hợp)…

          Kết quả đạt được về Phát triển kinh tế số:

- Số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT) trên địa bàn tỉnh khoảng 193 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới có tăng, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số /1.000 dân là 0,20 vẫn ở mức trung bình so với cả nước (xếp khoảng thứ 28/63 cả nước).

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số (theo danh mục tại địa chỉ: https://www.smedx.vn/nen-tang-so) đạt khoảng 30%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt khoảng 50%;

- Số tài khoản được mở (active) trên các sàn thương mại điện tử (postmart.vn và voso.vn) là 45.964 tài khoản với 1.407 sản phẩm đưa lên sàn và 30.610 lượt giao dịch, đạt giá trị 12,63 tỷ đồng, tăng gấp khoảng 30 lần so với năm 2021.

- Thực hiện hỗ trợ kinh phí triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 cho 05 đơn vị với tổng kinh phí từ ngân sách là 148 triệu đồng.

          Tồn tại, hạn chế:

- Hiện tại trong các khu công nghiệp của tỉnh chưa hình thành khu công nghệ thông tin tập trung. Công nghiệp ICT của tỉnh phát triển chưa được như kỳ vọng.

- Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp được lên sàn thương mại điện tử còn thấp.

  Kết quả đạt được về Xã hội số:

- Tỷ lệ dân số (tính trên toàn bộ dân số) có điện thoại thông minh đạt khoảng 75%; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 67%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 87%.

- Trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện bưu chính đang hoạt động; có 210/210 điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối Internet băng rộng cố định.

- Thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% các thôn, bản, khu phố với 1.675 tổ/ 8.424 thành viên (lực lượng chủ yếu là Đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và cán bộ thôn, xã).

          Tồn tại, hạn chế:

- Chưa triển khai đánh địa chỉ số 100% cho các điểm công cộng, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe…; chưa triển khai gán địa chỉ số tại các nhà dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền; ứng dụng công dân số để phát triển kỹ năng số cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1236
    • Khách Khách 1235
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3890859