Mở đầu:
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tích cực, chủ động tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Theo xu hướng chung của thế giới, tại Việt Nam chuyển đổi số là một động lực ưu tiên hàng đầu và là chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.
Theo Bộ Nội vụ, để đảm bảo thực thi công cuộc chuyển đổi số trong 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, việc duy trì, phát triển nguồn lực làm chủ công nghệ số đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong công cuộc chuyển đổi số cần rất nhiều nhân lực có trình độ cao về CNTT và đặc biệt là nhân lực được đào tạo về những chuyên ngành mới, chuyên sâu về công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), blockchain…
Đảng ta đã xác định được tầm quan trọng của chiến lược phát triển công nghiệp CNTT và đã được khẳng định trong Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (Khóa XII), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương đã thường xuyên, tích cực triển khai tổ chức thực hiện phát triển CNTT. Trong những năm vừa qua, một số các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng đến các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài để phát triển nguồn lực CNTT và đã đạt được những kết quả nhất định. Trên thực tế vấn đề nâng cao thu nhập của các cán bộ làm công tác CNTT để phục vụ cho công tác tuyển dụng và giữ chân được trong khu vực công đang được rất nhiều đơn vị quan tâm, theo thông tin Bộ Nội vụ, kết quả tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương, cho thấy, 21 bộ, ngành, địa phương có kiến nghị xây dựng chế độ hỗ trợ đối với người làm công tác CNTT.
Mặc dù Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương đã hết sức nỗ lực trong công tác phát triển CNTT nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi, nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra tình trạng dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng tăng. Qua báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, việc tuyển dụng người có trình độ CNTT vào làm việc tại các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn do:
- Lương và các chế độ chính sách còn thấp, khả năng thăng tiến và phát triển thấp, môi trường làm việc chưa đáp ứng, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút đội ngũ làm CNTT có chất lượng cao.
- Trong các cơ quan nhà nước hiện nay, người làm công tác CNTT được xác định là công chức, viên chức thì hưởng các chế độ, chính sách chung, chế độ tiền lương như cán bộ, công chức, viên chức các ngành.
- Trên thực tế, ngoài các chế độ, chính sách chung như đối với người làm CNTT, người làm công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng chưa có chính sách hỗ trợ riêng mặc dù đặc thù công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm về CNTT.
- Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người đang công tác trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, thực hiện nhiệm vụ quản trị hệ thống dữ liệu chuyển đổi số đều bố trí kiêm nhiệm (chưa có mã số và chức danh riêng) nên việc quy định chế độ phụ cấp (gắn với tiền lương hiện hưởng) cho các đối tượng này là rất phức tạp.
Để kịp thời giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khuyến khích, động viên đội ngũ người làm CNTT nói chung và chuyên trách công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trong khu vực công thì việc xây dựng chính sách hỗ trợ tại thời điểm hiện nay nhằm thu hút và “giữ chân” đội ngũ này là rất cần thiết.
Bộ Thông tin và Truyền thông cơ quan tham mưu cho Đảng Nhà nước và trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin đã ban hành một số văn bản liên quan đến chức danh và đơn giá lương nhân công trong lĩnh vực CNTTT như: Thông tư 08/TT-BTTT ngày 30/6/2022 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin; Quyết định số 129/QĐ-BTTTT ngày 02/02/2021 về Quy định đơn giá lương nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhìn chung các văn bản đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trong những năm vừa qua, là công cụ hữu hiệu, đồng thời là hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển CNTTT.
Tuy nhiên hiện nay đứng trước sự phát triển nhanh và không ngừng của công nghệ mới trong lĩnh vực CNTTT, các chế độ chính sách nói chung của Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông chưa đủ sức thu hút người có trình độ CNTT đối với khu vực công. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cũng như sự phát triển của thị trường CNTT, đồng thời đảm bảo mặt bằng chung thu nhập của người làm công tác CNTT trong khu vực công so với khu vực tư, việc rà soát đơn giá lương nhân công đã ban hành là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Bộ Nội vụ đó là “Trong thời gian chưa thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 thì việc quy định chế độ hỗ trợ đối với các đối tượng này là khả thi và phù hợp”.
Như vậy, việc rà soát, sửa đổi, rà soát đơn giá nhân trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là cần thiết.
- Luật ngân sách Nhà nước số 8383/2015/QH13;
- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14;
- Luật bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Các quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;
- Nghị định số 145 /2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
- Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
- Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 của Chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 129/QĐ-BTTTT ngày 02/02/2021 về Quy định đơn giá lương nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 08/TT-BTTT ngày 30/6/2022 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
2. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích
Rà soát lại đơn giá nhân công đã ban hành đảm bảo phù hợp giá mặt bằng thị trường lao động và đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Yêu cầu
- Tuân thủ các quy định pháp lý tại của Nhà nước.
- Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.
- Đảm bảo tính đặc thù của ngành công nghệ thông tin, như yêu cầu cao về trình độ, năng lực chuyên môn, và kinh nghiệm.
3. Phạm vi
a) Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng đơn giá nhân công trong lĩnh vực công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
b) Phạm vi áp dụng đơn giá
- Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý chi phí đầu tư trong ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp khảo sát phân tích: Là phương pháp xây dựng đơn giá nhân công dựa trên số liệu khảo sát các dự án công nghệ thông đang triển khai.
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng đơn giá nhân công từ các chủ đầu tư, nhà thầu và các cá nhân.
- Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp dựa trên các hồ sơ hạng mục công việc đã triển khai; bảng lương; tài liệu hồ sơ đã được công bố theo quy định của nhà nước.
Trong quá trình xây dựng đơn giá ngày công có thể áp dụng phương pháp kết hợp các phương pháp trên.
a) Xây dựng và phê duyệt đề cương:
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, tài liệu liên quan;
- Nghiên cứu hiện trạng và xác định sự cần thiết;
- Nghiên cứu xác định đối tượng, quy mô, phạm vi;
- Nghiên cứu xác định khối lượng công việc;
- Lập đề cương và dự toán;
- Hội thảo, nghiệm thu, phê duyệt đề cương.
b) Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ tính toán
- Xây dựng kế hoạch, phương án khảo sát các hạng mục công việc;
- Xây dựng các biểu mẫu khảo sát, thu thập số liệu;
- Lựa chọn mẫu, tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin;
- Tổ chức khảo sát thực tế;
- Phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu khảo sát phục vụ rà soát, điều chỉnh.
c) Công tác hoàn thiện và nghiệm thu
- Các hội thảo chuyên đề trong quá trình xây dựng đơn giá;
- Xin ý kiến chuyên gia, các đơn vị về đơn giá.
Đơn vị chủ trì nhiệm vụ có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, xây dựng đơn giá.
Trường hợp thuê đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, xây dựng đơn giá, đơn vị chủ trì nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện nhiệm vụ khảo sát, xây dựng đơn giá theo quy định hiện hành.
Nội dung khảo sát, xây dựng đơn giá bao gồm các công việc sau:
* Khảo sát, thu thập số liệu phục vụ xây dựng đơn giá:
-
- Lập các biểu mẫu thu thập số liệu, xác định tiêu chí khảo sát và lựa chọn điểm khảo sát.
- Xây dựng kế hoạch, phương án khảo sát phục vụ xây dựng đơn giá.
- Khảo sát thu thập số liệu tại các đơn vị đã chọn.
- Phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu khảo sát phục vụ xây dựng đơn giá.
* Thực hiện xây dựng đơn giá:
-
- Phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu khảo sát.
- Tổng hợp, tính toán xác định đơn giá nhân công.
- Viết tài liệu thuyết minh kết quả xây dựng đơn giá.
- Viết hướng dẫn sử dụng đơn giá.
* Thực hiện hoàn thiện đơn giá:
-
- Tổ chức hội thảo xây dựng đơn giá.
- Hoàn thiện đơn giá sau hội thảo.
- Chỉnh sửa đơn giá theo ý kiến chuyên gia.
- Hoàn thiện báo cáo kết quả phục vụ nghiệm thu cấp cơ sở.
* Phối hợp tổ chức nghiệm thu đơn giá nhân công:
* Công việc khác có liên quan.
7. Sản phẩm
- Thuyết minh kết quả xây dựng đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Kết quả đơn giá nhân công.
- Văn bản hướng dẫn áp dụng đơn giá nhân công được ban hành./.
Đỗ Thị Thảo Hiền
Tài liệu tham khảo:
- Luật ngân sách Nhà nước số 8383/2015/QH13;
- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14;
- Luật bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Các quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;
- Nghị định số 145 /2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
- Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
- Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 của Chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 129/QĐ-BTTTT ngày 02/02/2021 về Quy định đơn giá lương nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 08/TT-BTTT ngày 30/6/2022 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin.