Đang xử lý.....

Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái EdTech của Mỹ  

Việc phát triển Edtech không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, phát triển và triển khai phần mềm ứng dụng trong giáo dục mà nó cần có các thành phần kết hợp để phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao nhất. Tất cả các thành phần đó kết hợp với nhau tạo nên hệ sinh thái Edtech. Hệ sinh thái EdTech của Mỹ được phát triển dựa trên các yếu tố như sau:
Thứ Hai, 30/12/2024 4
|

Việc phát triển Edtech không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, phát triển và triển khai phần mềm ứng dụng trong giáo dục mà nó cần có các thành phần kết hợp để phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao nhất. Tất cả các thành phần đó kết hợp với nhau tạo nên hệ sinh thái Edtech. Hệ sinh thái EdTech của Mỹ được phát triển dựa trên các yếu tố như sau:

1. Hệ thống giáo dục

Mỹ phát triển hệ thống giáo dục EdTech lớn dành cho các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm. Mỹ có chính sách và chiến lược liên bang đã xác định tầm nhìn cho EdTech.

Hình 1: Tổng quan về EdTech của Mỹ

Giáo dục ở Mỹ là bắt buộc đối với trẻ em từ 5 hoặc 6 tuổi đến 16 tuổi; ở một số bang là bắt buộc cho đến khi 18 tuổi. Tất cả trẻ em trong nước đều được học tại các trường công lập miễn phí và được chỉ định cho một trường học dựa trên địa chỉ cƣ trú. Các chương trình lựa chọn trường học là phổ biến và cho phép các gia đình để lựa chọn trong số các trường công lập, tư thục được nhà nước chứng nhận và các trường bán công bên ngoài khu dân cư hoặc tham gia các chương trình giáo dục tại nhà đã được phê duyệt.

Khoảng 56,6 triệu học sinh đang theo học tại các trường tiểu học và trung học ở Mỹ; trong số này, Khoảng 10% theo học các trường tư thục, 12 5% theo học các trường bán công, và ít hơn 3% đang theo học các chương trình giáo dục tại nhà. Trong số 98.300 trường tiểu học và trung học công lập của Hoa Kỳ, 6.900 trường được phân loại là trường bán công trong năm 2016-2017. Năm 2018, các hệ thống trường công lập đã tuyển dụng khoảng 3,2 triệu giáo viên do đó đạt tỷ lệ sinh viên / giáo viên là 16:1. Khoảng 3,6 triệu sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp loại cao năm học 2018-2019. Bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ được cấp khi tốt nghiệp trung học cơ sở dựa trên việc hoàn thành tốt các yêu cầu của môn học. Các kỳ thi năng lực, chẳng hạn như SAT và ACT, không bắt buộc để tốt nghiệp nhưng có thể bắt buộc đối với việc tuyển sinh vào trường cao đẳng hoặc đại học.

2. Kinh phí

Chi tiêu liên bang cho các trường tiểu học và trung học công lập dự kiến là 654 tỷ USD cho năm học 2018-2019, chi tiêu cho mỗi sinh viên là 12.910 USD nhưng có sự khác biệt về chi tiêu cho mỗi học sinh giữa các khu vực là rất lớn. Tài trợ cho giáo dục chủ yếu từ ngân sách liên bang và các bang, bên cạnh đó là các khoản đóng góp công và tư khác.

Tuy nhiên, hầu hết tài trợ cho giáo dục tiểu học và trung học công lập là trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương. Các trường học tại Hoa Kỳ nhận được tài trợ đáng kể từ cộng đồng nơi trường đặt địa điểm thông qua thuế tài sản và các khoản đóng góp tự nguyện. Do đó, kinh phí dành cho các trường cũng phản ánh mức độ giàu có của khu vực trường đó đóng. Hệ thống này đã dẫn đến sự khác biệt giữa các trường về nguồn lực của trường, các môn học, và các hoạt động ngoại khóa. Thông qua Đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học ESEA năm 1965 và các sửa đổi sau đó, bổ sung quỹ liên bang được cung cấp để hỗ trợ các trường có tỷ lệ học sinh cao đến từ các gia đình có thu nhập thấp.

3. Tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy

Các bang có quyền kiểm soát đối với những gì được giảng dạy trong trường học. Cơ quan quản lý giáo dục cấp bang kiểm soát kinh phí, nhân sự và chương trình giảng dạy. Sau đó, các bang được chia thành các quận, các quận được quản lý bởi hội đồng giáo dục bao gồm đại diện từ cộng đồng địa phương để giám sát chính sách và hướng dẫn phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Các trường riêng lẻ có các mức độ khác nhau tự do trong việc thực hiện các chính sách của quận. Tất cả các bang Hoa Kỳ phải kiểm tra học sinh trong các trường công lập trên toàn bang hàng năm từ các lớp 3 đến 8, cộng với một lần ở trường trung học để bảo đảm rằng họ đang đạt được trình độ tối thiểu mong muốn.

Kết quả đánh giá cấp bang không nhằm theo dõi từng trẻ em vào các chương trình đặc biệt hoặc ngăn cản chúng lên lớp tiếp theo nhưng để phản ánh một thước đo tổng thể về trường học và chất lượng giảng dạy. Ngoài ra kết quả đánh giá còn để thông báo tới phụ huynh, chính quyền bang và liên bang, cũng như để xin kinh phí tài trợ.

4. Cơ sở hạ tầng

Năm 2016, 89% hộ gia đình có máy tính (tỷ lệ này bao gồm cả điện thoại thông minh) và 81% có đăng ký Internet băng thông rộng. Tính đến cuối năm 2016, khoảng 98% cả nước có quyền truy cập vào dịch vụ mặt đất cố định ở tốc độ 25 Mbps/3 Mbps hoặc LTE di động với tốc độ 10 Mbps/3 Mbps, mặc dù tỷ lệ này ở các vùng nông thôn là 89,7%. Tiếp cận công nghệ ở Hoa Kỳ ở nói chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng khoảng cách tiếp cận vẫn còn giữa các nhóm dân cư và các khu vực địa lý, với các bang trên Bờ biển Thái Bình Dương và hầu hết các bang ở Đông Bắc tỷ lệ phần trăm đăng ký Internet băng thông rộng cao hơn so với phần còn lại của đất nước.

Vào năm 2018, 88% trường học ở Mỹ đã đạt được mục tiêu kết nối với tốc độ 100 Mbps trên 1.000 người dùng và 22% đạt được mục tiêu kết nối dài hạn là 1Gbps trên 1.000 người dùng. Trong năm 2015, khoảng 88% học sinh lớp 8 và 83% học sinh lớp 4 báo cáo đã sử dụng máy tính ở nhà; Ngoài ra, 80% học sinh lớp 8 nói rằng chúng đã sử dụng máy tính để hoàn thành bài tập ở trường vào một ngày trong tuần.

5. Mở rộng quyền truy cập

Sáng kiến của Chính phủ NETP24 đưa ra vào tháng 1 năm 2017 có tựa đề Học tập sẵn sàng cho tương lai nhằm bảo đảm rằng mọi trường học đều có kết nối lớp học tốc độ cao. Các chương trình liên bang như E-Rate và Lifeline Learning giúp hỗ trợ kết nối băng rộng trong trường học, cộng đồng và gia đình. E-Rate giảm giá để giúp các trường học và thư viện ở Hoa Kỳ có được quyền truy cập Internet và viễn thông với giá cả phải chăng, đặc biệt là cho các trường học và học sinh ở nông thôn. Khi chương trình được hiện đại hóa vào năm 2014, nhiệm vụ được mở rộng thành bao gồm hỗ trợ cho các dịch vụ Wi-Fi tốc độ cao trong trường học và giữa các lớp học.

Chương trình Lifeline cung cấp cho người tiêu dùng có thu nhập thấp khoản trợ cấp chỉ dưới 10 USD mỗi tháng cho điện thoại và băng thông rộng di động. Cả hai chương trình đều được tài trợ thông qua Quỹ dịch vụ viễn thông công ích USF. Trong vòng 5 năm, số lượng sinh viên truy cập Internet tốc độ cao tăng từ 4 triệu năm 2013 lên hơn 40 triệu vào năm 2018.

Năm 2013, Tổng thống Barack Obama đưa ra sáng kiến ConnectEd. ConnectEd là tầm nhìn ở mức cao nhất hỗ trợ thúc đẩy các cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân để hợp tác đạt được các mục tiêu cụ thể liên quan đến nâng cấp kết nối, cải thiện giảng dạy thông qua đào tạo và tài nguyên giảng dạy mới, thúc đẩy đổi mới của khu vực tư nhân để mang lại giá cả phải chăng, cá nhân hóa việc học đến các lớp học. Sáng kiến không phải là một nguồn tài trợ mới mà là một tầm nhìn chung theo đó nguồn vốn hiện có (ví dụ: E-Rate, ESSA) có thể được chuyển đến một nhóm mục tiêu chung theo các tiêu chuẩn thống nhất. Ví dụ: ConnectEd cho phép và khuyến khích sử dụng quỹ ESSA để đào tạo các nhà giáo dục trong việc tích hợp công nghệ và thực hiện các đánh giá dựa trên máy tính. Các sáng kiến cam kết của khu vực tư nhân để cung cấp phần cứng và phần mềm với giá cả phải chăng cho các trường học.Trang web ConnectEd báo cáo khu vực tư nhân cam kết về thiết bị, phần mềm, dịch vụ, sách điện tử và đào tạo chuyên môn với tổng trị giá 2 tỷ USD.

6. Các chương trình thiết bị một - một

Chính phủ liên bang đã có những nỗ lực để nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ và đào tạo giáo viên hướng tới giáo dục ngày càng tương tác, cá nhân hóa và đầy đủ thông tin. Các Tiểu bang có thể tận dụng các tiêu chuẩn quốc gia và các chương trình tài trợ liên bang để thiết kế các chương trình EdTech phù hợp với họ. Nhiều tiểu bang đã chọn các chương trình trang bị thiết bị truy cập internet cho các học sinh (Chương trình mỗi học sinh một thiết bị truy nhập 1:1), đặc biệt cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc trang bị này sẽ giúp học sinh có thể tham gia học tập trên mạng mọi nơi, mọi lúc.

Khi các trường học được kết nối với Internet ở cấp độ lớp học, các chương trình máy tính 1: 1 trở nên thiết thực hơn việc đưa học sinh qua các phòng máy. Điều này có thể cho phép thay đổi trong sư phạm, chẳng hạn như, kết nối với bảng thông minh và thiết bị quản lý của giáo viên hoặc quản trị viên. Các nhà sản xuất phần cứng lớn, chẳng hạn như Apple, Microsoft và Google, đã và đang cạnh tranh mạnh mẽ để chiếm được thị phần Edtech. Theo một báo cáo năm 2017, 20 triệu Chromebook đã sử dụng ở Hoa Kỳ trong số 50 triệu học sinh K-12 tại các trường công lập.

7. Hỗ trợ truy cập Internet tốc độ cao

Các bang và Chính phủ liên bang là đối tác trong nỗ lực cung cấp truy cập Internet tốc độ cao cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, các tổ chức phi lợi nhuận có thể tạo điều kiện cho việc chuyển giao kiến kiến thức và các phương pháp tiếp cận hiệu quả để cung cấp khả năng tiếp cận công bằng. Các tổ chức như EducationSuperhighway, Hiệp hội Giám đốc Công nghệ Giáo dục Bang SETDA và Consortium for School Networking CoSN đã làm việc với chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục để thúc đẩy ứng dụng Edtech.

8. Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá

Luật Bảo vệ trẻ em năm 2001 yêu cầu kiểm tra cấp tiểu bang hàng năm từ lớp 3 đến lớp 8, cộng với một lần ở trường trung học. Các biện pháp khuyến khích và trừng phạt tài chính dựa trên kết quả của các cuộc kiểm tra này đã gây áp lực buộc các tiểu bang phải xem xét lại chất lượng giảng dạy và cách công nghệ có thể tác động đến kết quả. Đến năm 2010, Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn Liên bang chung cho tất cả các tiểu bang về môn toán và ngôn ngữ văn. Điều này giúp rất nhiều cho các công ty Edtech thiết kế sản phẩm vì có tiêu chuẩn chung thay cho tiêu chuẩn của 50 bang khác nhau trước đây.

9. Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho giáo viên

Ngoài các nỗ lực của liên bang, việc sử dụng công nghệ có vai trò rất quan trọng của giáo viên. Các công ty công nghệ cũng nhận ra rằng nếu họ muốn bán sản phẩm của họ, công nghệ của họ phải cho thấy những cải tiến có thể đo lường được trong thành tích của học sinh. Để đạt được mục tiêu này, họ phải thu hút giáo viên tham gia và giúp giáo viên học cách sử dụng các công cụ một cách hiệu quả.

Tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất máy tính lớn (ví dụ: Microsoft, Intel, Apple) và nhiều công ty khởi nghiệp EdTech thành công đã đầu tư rất nhiều vào đào tạo giáo viên, liên tục cung cấp các khóa học trực tuyến, thực hành hội thảo, tài liệu đào tạo phong phú. Họ thúc đẩy các cộng đồng và mạng lưới giáo viên và hỗ trợ, khuyến khích các giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm, ứng dụng sáng tạo Edtech.

Ngoài ra, một số chương trình tài trợ chỉ dành không nhiều hơn 15% quỹ để mua phần cứng, do đó, dành nhiều tiền hơn vào việc xây dựng năng lực giáo viên và đánh giá sự hiệu quả.

10. Nội dung kỹ thuật số và tài liệu học mở OER

Trước đây, các tiểu bang đã cho phép một danh sách các sách giáo khoa và tài trợ liên bang có thể được sử dụng để mua. Bây giờ, hầu hết các tiểu bang đã bỏ bắt buộc trên và các sách giáo khoa có thể đa dạng hơn. Ngoài ra các tiểu bang đều tài trợ tiền để xây dựng nội dung số cho Edtech. Bên cạnh đó các tiểu bang cũng nhận thấy tầm quan trọng của tài liệu học mở và hiện nay có đến 93% người dùng sử dụng tài liệu học mở. Tài liệu học mở cũng giúp các công ty khởi nghiệp tham gia vào thị trường Edtech dễ dàng hơn. Nhiều bang đã thành lập thư viện tài nguyên giáo dục mở.

11. Vai trò của các tổ chức phi Chính phủ

Các tổ chức phi Chính phủ, chẳng hạn như SETDA, CoSN và các nhóm vận động khác, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực của con người để sử dụng hiệu quả EdTech. Ví dụ: SETDA cung cấp một hướng dẫn Chuyển đổi Học tập kỹ thuật số: Hướng dẫn thực hiện giúp các nhà lãnh đạo xây dựng kỹ năng và kiến thức không chỉ kỹ năng lãnh đạo mà còn quản lý công nghệ và đổi mới. SETDA và EdTech Miami là các ví dụ về các nhóm vận động, mà vai trò của họ là thu hẹp khoảng cách giữa người dùng, tiểu bang và chính sách liên bang để xây dựng sự hiểu biết chung. Các tổ chức phi Chính phủ cũng cung cấp thông tin về rủi ro (ví dụ: vấn đề quyền riêng tư, an ninh mạng), đánh giá phần mềm và cung cấp danh mục đánh giá và đề xuất giải pháp để các trường tập trung giảng dạy.

12. Các hoạt động tài trợ

Các chương trình tài trợ liên bang được mô tả ở trên đã tác động tích cực đến quyền tiếp cận cơ bản và sử dụng Edtech. Tuy nhiên các chương trình hỗ trợ Liên bang luôn gắn liền đến việc đánh giá, giám sát hiệu quả đầu tư một cách chặt chẽ để qua đó quyết định việc cấp các khoản đầu tư về Edtech cho các bang. Do đó, bên cạnh đó các bang cũng chủ động huy động các khoản đầu tư, hỗ trợ để phát triển Edtech trong bang của mình.

13. Lãnh đạo và chia sẻ kiến thức

Các chương trình tài trợ liên bang được mô tả ở trên tập trung vào sự hợp tác và chia sẻ kiến thức. Để giúp các trường học trên toàn nước Mỹ thúc đẩy phát triển Edtech Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã triển khai chương trình Trường học sẵn sàng cho tương lai cùng với Liên minh Giáo dục Xuất sắc và hơn 50 tổ chức đối tác khác, chẳng hạn như quỹ, nhà xuất bản, nhà cung cấp dịch vụ Internet, các tổ chức về tiêu chuẩn nội dung và chương trình giảng dạy và các hiệp hội nghề nghiệp. Việc liên kết này tạo ra một mạng lưới cung cấp nguồn lực và đào tạo cho các giám đốc và lãnh đạo cấp huyện, tập trung vào cải thiện giao tiếp với các bên liên quan, tạo ra một tầm nhìn chung và sử dụng nghiên cứu để đo lường thành tựu trong việc tận dụng công nghệ cho giáo dục. Khung Trường học sẵn sàng cho tương lai là một hướng dẫn triển khai công nghệ nhấn mạnh sự lãnh đạo hợp tác, các chu kỳ lập kế hoạch và đánh giá, và bảy thực hành cốt lõi bao gồm:

1- Chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá.

2- Học tập chuyên môn được cá nhân hóa.

3- Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.

4- Ngân sách và nguồn lực.

5- Dữ liệu và sự riêng tư.

6- Sử dụng không gian và thời gian.

7- Quan hệ đối tác cộng đồng.

14. Bảo đảm tính công bằng

Các chương trình tài trợ của Chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận và các nỗ lực khác nhằm trang bị cho các trường học hoặc học sinh khả năng tiếp cận ở nhà và trường học của họ đã rất thành công. Các chương trình tài trợ này cần bảo đảm công bằng cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó ưu tiên cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, các sinh viên, học sinh có khả năng học tập xuất sắc và hỗ trợ các học sinh khuyết tật.

Khuyến nghị

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái Edtech của Mỹ, chúng ta thấy được một số điều sau:

- Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến phát triển ứng dụng Edtech nói chung và phát triển hệ sinh thái Edtech nói riêng.

- Chú trọng trang bị hạ tầng phần cứng, phần mềm và kết nối băng rộng cho các trường học và học sinh, sinh viên. Trong trường hợp chưa bảo đảm kết nối băng rộng các giải pháp triển khai EdTech với băng thông thấp sẽ được áp dụng.

- Việc hỗ trợ kinh phí để trả cước kết nối và truy cập vào các bài giảng được áp dụng đối với các trường học và học sinh, sinh viên.

- Việc xây dựng kho tài liệu học tập đều được các quốc gia đánh giá là rất quan trọng, đặc biệt là xây dựng kho tài liệu học mở.

- Mỹ triển khai rất tốt hợp tác công tư, trong đó đặc biệt nêu cao vai trò của các công ty lớn trong nƣớc và các công ty phần mềm, phần cứng nổi tiếng ở nước ngoài đang hoạt động tại nước sở tại.

- Việc đào tạo cán bộ quản lý giáo dục, các hiệu trưởng các trường và giáo viên về EdTech là rất cần thiết, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hiệu trưởng các trường về triển khai EdTech trong trường học.

- Vai trò của các Hiệp hội, liên minh về Edtech cũng được quan tâm. Các tổ chức này đóng vai trò cầu nối giữa Chính phủ, trường học và các doanh nghiệp Edtech. Ngoài ra, chúng còn kết nối các doanh nghiệp Edtech với nhau để tăng thêm hiệu quả hoạt động.

Trần Thanh Hà

Tài liệu tham khảo

Scaling Access and Impact - Realizing of Power of Edtech, United States Country Report, 2019.

2017 National Education Technology Plan Update, U.S. DEPARTMENT OF EDUCATION.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 495
    • Khách Khách 494
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3890058