Giới thiệu
Phần Lan được biết đến như một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số hóa vào các dịch vụ công. Một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển dịch vụ công trực tuyến, minh chứng rõ nét cho sự hiệu quả của chính phủ điện tử và chuyển đổi số. Với nền tảng công nghệ tiên tiến, tầm nhìn chiến lược và sự hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và người dân, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cuộc sống của người dân. Phần Lan đã xây dựng được một hệ sinh thái công nghệ số vững mạnh, một hệ thống dịch vụ công hiện đại, minh bạch và dễ tiếp cận, trong đó dịch vụ công trực tuyến chiếm vai trò trụ cốt. Bài viết này sẽ đánh giá chi tiết tình hình phát triển của các dịch vụ công trực tuyến tại quốc gia Bắc Âu này.
Tổng quan về dịch vụ công trực tuyến ở Phần Lan
Phần Lan là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử (E-Government Development Index) do Liên Hợp Quốc công bố. Với cam kết xây dựng xã hội số hóa, Phần Lan đã số hóa hầu hết các dịch vụ công, giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính một cách thuận tiện thông qua nền tảng trực tuyến. Chính phủ Phần Lan đặt mục tiêu cải cách hành chính công dựa trên 3 yếu tố:
+ Tính minh bạch: Dữ liệu công khai, dễ tiếp cận.
+ Tiện lợi: Người dân có thể thực hiện hầu hết các dịch vụ trực tuyến từ bất cứ đâu.
+ Hiệu quả: Giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả chính quyền và người dân.
Tầm quan trọng của chính phủ điện tử tại Phần Lan
Phát triển chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến đóng vai trò then chốt trong chiến lược quốc gia của Phần Lan. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý hành chính công, tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong mọi giao dịch với cơ quan nhà nước.
Theo các báo cáo quốc tế, Phần Lan thường xuyên nằm trong top các quốc gia có chỉ số phát triển chính phủ điện tử cao nhất thế giới. Điều này phản ánh sự quan tâm của chính phủ Phần Lan đối với chuyển đổi số và xây dựng một hệ thống hành chính phi giấy tờ.
Hệ thống nhận dạng điện tử (eID) là một trong những yếu tố then chốt giúp phát triển dịch vụ công trực tuyến ở Phần Lan là hệ thống nhận dạng điện tử. Mỗi công dân và cư dân tại Phần Lan đều được cấp một mã số định danh điện tử (eID), giúp họ dễ dàng truy cập và thực hiện các giao dịch trực tuyến với chính quyền.
Hệ thống này đảm bảo:
+ Bảo mật cao: eID được mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.
+ Thuận tiện: Người dân chỉ cần một tài khoản duy nhất để truy cập các dịch vụ công khác nhau như đăng ký hộ khẩu, đóng thuế, xin trợ cấp hoặc tra cứu thông tin y tế.
+ Tiết kiệm thời gian: Hạn chế đáng kể việc phải xếp hàng tại các cơ quan hành chính.
Việc triển khai hệ thống nhận dạng số (ID số) là một bước quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống cho phép người dân xác thực danh tính một cách an toàn khi truy cập các dịch vụ công. Thành công của hệ thống này phụ thuộc vào tính minh bạch, quyền kiểm soát dữ liệu của người dùng và sự hợp tác với khu vực tư nhân để đảm bảo sự đổi mới phù hợp với các tiêu chuẩn của chính phủ.
Dịch vụ công trực tuyến đa dạng và toàn diện
Phần Lan cung cấp hầu hết các dịch vụ công ở dạng trực tuyến, bao gồm:
• Dịch vụ hành chính: Đăng ký khai sinh, hộ khẩu, hộ chiếu, nộp thuế và xin cấp giấy phép đều được thực hiện thông qua cổng dịch vụ điện tử.
• Dịch vụ giáo dục: Hệ thống trường học và đại học có nền tảng điện tử hỗ trợ học sinh, sinh viên nộp đơn và theo dõi tiến trình học tập.
• Dịch vụ y tế: Người dân có thể đặt lịch khám, nhận kết quả xét nghiệm và truy cập hồ sơ y tế trực tuyến thông qua hệ thống quốc gia Kanta.
• Dịch vụ trợ cấp xã hội: Các thủ tục như xin trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ gia đình hoặc người cao tuổi được thực hiện nhanh chóng qua mạng.
Mức độ phát triển và phổ biến của dịch vụ công trực tuyến
Phần Lan liên tục nằm trong nhóm đầu của bảng xếp hạng E-Government Development Index (EGDI) do Liên Hợp Quốc đánh giá. Các dịch vụ công trực tuyến tại Phần Lan được đánh giá là hiệu quả, minh bạch và thân thiện với người sử dụng. Hiện nay, hầu hết các dịch vụ công quan trọng như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, nộp thuế, đăng ký kinh doanh, hỗ trợ xã hội, y tế và giáo dục đều đã được chuyển đổi số. Các số liệu cho thấy, tính đến nay, hơn 90% dân số Phần Lan sử dụng thành thạo các dịch vụ công trực tuyến. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quốc gia này có dân số phân tán rộng và mật độ dân số thấp, đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và hiệu quả.
Hạ tầng công nghệ hiện đại
Hạ tầng công nghệ thông tin của Phần Lan là nền tảng quan trọng giúp quốc gia này triển khai thành công các dịch vụ công trực tuyến.
Internet băng thông rộng: Phần Lan đảm bảo mỗi hộ gia đình và cơ quan công sở đều có truy cập internet tốc độ cao. Từ năm 2010, internet băng thông đã được coi như một quyền cơ bản của người dân.
Nền tảng Suomi.fi: Suomi.fi là cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp một điểm truy cập duy nhất cho các giao dịch giữa công dân, doanh nghiệp và chính phủ. Nền tảng này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch.
Hệ thống liên thông dữ liệu: Phần Lan đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tích hợp, cho phép các cơ quan nhà nước chia sẻ thông tin mà không yêu cầu người dân cung cấp lại nhiều lần.
Sự tham gia của người dân và doanh nghiệp
Một trong những thành công lớn của Phần Lan là sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp vào quá trình chuyển đổi số. Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến từ cộng đồng để cải tiến dịch vụ công, đảm bảo mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ trực tuyến.
Phần Lan thực hiện phi tập trung hóa, giảm bớt tính quan liêu của bộ máy công quyền và áp dụng mô hình chính quyền điện tử để đưa nền hành chính lại gần với người dân. Việc này giúp tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Ngoài ra, giáo dục số và nâng cao nhận thức là yếu tố quan trọng giúp người dân Phần Lan sử dụng thành thạo các nền tảng trực tuyến.
Các giải pháp và dịch vụ nổi bật
Phần Lan đã áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
Xác thực và nhận diện kỹ thuật số: Hệ thống nhận diện điện tử (Bank ID hoặc Mobile ID) được sử dụng rộng rãi, đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng khi truy cập dịch vụ.
Tự động hóa dịch vụ: Nhiều quy trình đã được tự động hóa như tính thuế, cấp phép kinh doanh, hỗ trợ xã hội. Hệ thống AI đã được tích hợp để giảm bớt tính phức tạp của thủ tục.
Tính cá nhân hóa cao: Các dịch vụ được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của từng người dân. Chẳng hạn, hệ thống sẽ nhắc nhở người dân về hạn nộp thuế hoặc gia hạn giấy phép.
Hiệu quả và lợi ích
Việc đầu tư vào dịch vụ công trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích:
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Người dân có thể truy cập dịch vụ mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến cơ quan nhà nước.
Tăng tính minh bạch: Toàn bộ thông tin và quy trình được công khai, người dân có thể dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
Thân thiện với môi trường: Việc chuyển đổi số giúp giảm sử dụng tài liệu giấy, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững.
Thách thức và hướng phát triển tương lai
Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu, Phần Lan vẫn phải đối mặt với một số thách thức:
Bảo mật thông tin: Nguy cơ bị tấn công mạng và rò rỉ thông tin là mối đe dọa lớn đối với các dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ Phần Lan đã đầu tư mạnh mẽ vào các biện pháp an ninh mạng và hệ thống phòng chống tấn công, nhưng các mối đe dọa này vẫn liên tục phát triển.
Đảm bảo tiếp cận cho mọi người dân: Mặc dù phần lớn người dân Phần Lan đã sử dụng thành thạo dịch vụ công trực tuyến, nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ gặp khó khăn do hạn chế về kỹ năng công nghệ hoặc điều kiện kinh tế. Chính phủ cần tiếp tục các chương trình đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ thiết bị cho các nhóm yếu thế.
Cập nhật và duy trì hệ thống: Với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng, các nền tảng dịch vụ công cần được nâng cấp liên tục để đáp ứng yêu cầu mới và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Hướng đi tương lai
Phần Lan đặt mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực chính phủ số, với những định hướng chiến lược trong tương lai:
Tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Phát triển các hệ thống AI để dự đoán nhu cầu của người dân, cung cấp dịch vụ tự động hóa hơn nữa và hỗ trợ việc ra quyết định của các cơ quan công quyền.
Hợp tác quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các quốc gia khác, đồng thời hợp tác trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ công trực tuyến.
Phát triển bền vững: Đảm bảo rằng việc chuyển đổi số trong lĩnh vực công không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội và môi trường.
Kết quả và lợi ích đạt được
Nhờ vào các chính sách hiệu quả và chiến lược rõ ràng và sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ công trực tuyến, Phần Lan đã đạt được những kết quả ấn tượng:
• Tỷ lệ sử dụng cao: Hơn 90% người dân Phần Lan sử dụng internet và các dịch vụ công trực tuyến.
• Tiết kiệm thời gian và chi phí: Các dịch vụ trực tuyến giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm thiểu chi phí cho cả chính phủ và người dân.
• Minh bạch và hiệu quả: Người dân có thể dễ dàng truy cập thông tin, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ và cuộc sống: Dịch vụ công trực tuyến mang lại sự thuận tiện, thời gian xử lý các thủ tục hành chính được rút ngắn, cải thiện sự hài lòng của người dân và đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
• Giảm chi phí hành chính: Việc số hóa dịch vụ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành cho chính phủ.
Hình 1: Những kết quả ấn tượng mà Phần Lan đã đạt được
Bài học từ Phần Lan
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ công trực tuyến ở Phần Lan cho thấy mang lại những bài học sau:
Xây dựng cơ sở hạ tầng số vững chắc là nền tảng quan trọng cho chính phủ điện tử. Xây dựng hệ thống nhận dạng số đáng tin cậy: Đây là nền tảng cho mọi dịch vụ trực tuyến. Triển khai hệ thống eID bảo mật và tiện lợi giúp người dân tin tưởng và sử dụng dịch vụ trực tuyến.
Tăng cường giáo dục và nâng cao kỹ năng số giúp người dân được trang bị kiến thức, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công thuận lợi. Phần Lan chú trọng giáo dục về truyền thông, giúp người dân hiểu biết và sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông số. Việc này đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục của Phần Lan trong nhiều thập kỷ, góp phần nâng cao kỹ năng số và khả năng tiếp cận dịch vụ công trực tuyến của người dân.
Sự hợp tác công - tư hiệu quả trong cung ứng dịch vụ công: kết nối khu vực công và tư nhân để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ số. Phần Lan đã áp dụng mô hình hợp tác công - tư trong việc cung ứng dịch vụ công, nhằm tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm từ khu vực tư nhân để nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc này giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng cường hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công. Phần Lan thành công trong việc kết hợp nguồn lực từ khu vực nhà nước và khu vực tư nhân để triển khai các giải pháp số. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và phát triển phần mềm hỗ trợ chính phủ điện tử.
Minh bạch và bảo mật thông tin: Tạo niềm tin cho người dân khi sử dụng dịch vụ trực tuyến. Phần Lan đặc biệt chú trọng vào tính minh bạch và an toàn dữ liệu trong phát triển dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ đảm bảo rằng người dân có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình và sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến để bảo vệ dữ liệu. Điều này giúp tăng cường niềm tin của người dân vào các hệ thống trực tuyến.
Bài học cho Việt Nam
Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Phần Lan trong việc phát triển dịch vụ công trực tuyến bằng cách:
Xây dựng hệ thống ID số an toàn và hiệu quả: Đảm bảo tính minh bạch và quyền kiểm soát dữ liệu của người dùng, đồng thời hợp tác với khu vực tư nhân để thúc đẩy đổi mới.
Tăng cường giáo dục về truyền thông và kỹ năng số: Giúp người dân, đặc biệt là giới trẻ, nâng cao khả năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Thúc đẩy hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công: Tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm từ khu vực tư nhân để nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ công.
Đưa nền hành chính gần với người dân: Giảm bớt thủ tục hành chính, áp dụng chính quyền điện tử và tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước.
Tóm lại, kinh nghiệm của Phần Lan trong việc phát triển dịch vụ công trực tuyến cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống chính phủ điện tử toàn diện, triển khai ID số an toàn, giáo dục về truyền thông và kỹ năng số, hợp tác công - tư và đưa nền hành chính gần với người dân. Việt Nam có thể áp dụng những bài học này để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Kết luận
Phần Lan đã chứng minh rằng dịch vụ công trực tuyến là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Phần Lan là hình mẫu tiêu biểu về sự thành công trong phát triển dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ đã kết hợp công nghệ hiện đại, chính sách đồng bộ và sự tham gia tích cực của người dân để xây dựng một hệ thống hành chính công minh bạch, hiệu quả và tiện lợi. Với sự đầu tư nghiêm túc và định hướng rõ ràng, quốc gia này tiếp tục là hình mẫu trong việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực công. Tuy nhiên, để duy trì vị thế tiên phong, Phần Lan cần tiếp tục đối mặt với những thách thức mới và không ngừng đổi mới. Những kinh nghiệm này sẽ là bài học quý báu cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, trong quá trình chuyển đổi số và cải cách hành chính công.
Trần Thị Duyên - Phòng Dịch vụ số
Tài liệu tham khảo:
https://www.oecd.org/en/blogs/2024/09/new-frontiers-for-meaningful-citizen-participation---the-finnish-case.html
https://digital-strategy.ec.europa.eu/en/factpages/finland-2024-digital-decade-country-report
https://www.statista.com/statistics/1476620/finland-digital-technologies-to-access-public-services/
https://tem.fi/en/-/1410829/report-digital-public-services-for-citizens-and-businesses-in-finland-still-at-highest-standard-in-the-eu