Đang xử lý.....

Giới thiệu Chương trình Chuyển Đổi Số của Indonesia  

Indonesia, quốc gia quần đảo đông dân nhất ASEAN, đang trên lộ trình chuyển đổi số nhằm đạt được tầm nhìn phát triển bền vữ và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Chuyển đổi số được xem như cơ sở để hiện thực hóa khả năng đổi mới quốc gia, tận dụng tiềm năng công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập toàn cầu.
Thứ Tư, 25/12/2024 7
|

1. Tổng Quan

Indonesia, quốc gia quần đảo đông dân nhất ASEAN, đang trên lộ trình chuyển đổi số nhằm đạt được tầm nhìn phát triển bền vữ và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Chuyển đổi số được xem như cơ sở để hiện thực hóa khả năng đổi mới quốc gia, tận dụng tiềm năng công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập toàn cầu.

Chuyển đổi số là một trong những yếu tố trung tâm trong "Making Indonesia 4.0", chiến lược nhấn mạnh việc đối mới công nghiệp dựa trên các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và điện toán đám mây. Dưới đây là tóm tắt tổng quan về Chương trình Chuyển đổi sô quốc gia của Indonesia.

2. Nội dung chính Chương trình Chuyển đổi số của Indonesia

a) Tầm nhìn, mục tiêu

Chương trình chuyển đổi số của Indonesia được xây dựng với tầm nhìn dài hạn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Những mục tiêu này không chỉ tập trung vào việc áp dụng công nghệ mà còn nhằm thúc đẩy sự hòa nhập xã hội, phát triển bền vững, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó quan trọng nhất là Đưa Indonesia trở thành nền kinh tế số hàng đầu khu vực, cụ thể:

- Tầm nhìn 2030: Indonesia đặt mục tiêu trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, với sự đóng góp đáng kể từ nền kinh tế số.

 

 

 

 

Hình: Quốc gia số của Indonesia

- Thúc đẩy kinh tế số: Chuyển đổi số dự kiến sẽ đóng góp hơn 150 tỷ USD vào GDP của Indonesia trong thập kỷ tới, thông qua các ngành như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech), và công nghệ thông tin..

- Tăng gấp đôi năng suất lao động và cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm như điện tử, ô tô, và dệt may, gắn kết chúng với công nghệ cao.

b) Các Trụ Cột Chiến Lược

Indonesia đã xây dựng một chiến lược toàn diện nhằm tăng tốc chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và cạnh tranh toàn cầu. Chiến lược này tập trung vào các yếu tố then chốt sau:

i) Hạ tầng Số:

Phát triển hạ tầng số là một trong những trọng tâm hàng đầu trong chiến lược chuyển đổi số của Indonesia. Với vai trò là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, Indonesia đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng và mở rộng hạ tầng số, tuy nhiên chính phủ đã đề ra các mục tiêu và giải pháp nhằm đảm bảo hạ tầng số trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế số và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

ii) Nhân Lực Số:

Indonesia, với dân số hơn 270 triệu người, đã xác định nguồn nhân lực số là yếu tố trung tâm trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng số trong kỷ nguyên công nghệ, chính phủ đã triển khai nhiều sáng kiến và chương trình nhằm đào tạo và phát triển lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế số.

iii) Chuyển đổi số toàn diện:

Indonesia, với vai trò là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang triển khai một chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng sống và cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu. Quá trình này bao gồm nhiều lĩnh vực trọng yếu, từ chính phủ số, y tế, giáo dục, đến thương mại và công nghiệp.

c) Thách Thức khi triển khai Chương trình Chuyển đổi số của Indonesia

Indonesia, dù có nhiều tiềm năng trong chuyển đổi số, vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong quá trình thực hiện chiến lược này. Những khó khăn này xuất phát từ đặc điểm địa lý, cơ sở hạ tầng, năng lực con người, và các yếu tố xã hội - kinh tế. Một số thách thức nổi bật như:

i) Đặc điểm địa lý và cơ sở hạ tầng:

- Quần đảo phân tán: Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo, làm tăng chi phí và khó khăn trong việc triển khai hạ tầng số, đặc biệt là ở các khu vực xa xôi.

- Khoảng cách số hóa: Sự chênh lệch về truy cập internet giữa các khu vực thành thị và nông thôn vẫn rất lớn. Hơn 60% dân số Indonesia sống ở nông thôn, nhưng tỷ lệ tiếp cận internet chỉ đạt khoảng 25%.

- Hạn chế trong hạ tầng viễn thông: Dù đã triển khai mạng 4G rộng rãi và đang phát triển 5G, nhiều khu vực vẫn thiếu kết nối ổn định và chi phí truy cập cao..

ii) Thiếu hụt nguồn nhân lực số:

- Kỹ năng số hạn chế: Phần lớn lực lượng lao động thiếu các kỹ năng số cần thiết, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn và an ninh mạng.

- Chênh lệch trong đào tạo: Các chương trình đào tạo kỹ thuật số tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, khiến lao động tại khu vực nông thôn khó tiếp cận.

- Thiếu chuyên gia công nghệ: Indonesia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao để vận hành và phát triển hệ thống công nghệ hiện đại..

iii) Thách thức về tài chính:

- Chi phí triển khai cao: Việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng số, bao gồm mạng 5G, vệ tinh, và trung tâm dữ liệu, đòi hỏi nguồn vốn lớn mà ngân sách nhà nước khó đáp ứng đầy đủ.

- Chi phí truy cập cao: Đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt ở nông thôn, chi phí internet vẫn là một gánh nặng kinh tế lớn.

- Thiếu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Tỷ lệ đầu tư vào R&D tại Indonesia vẫn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.

iv) Khung pháp lý và chính sách

- Thiếu đồng bộ: Khung pháp lý và quy định liên quan đến chuyển đổi số chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ giữa các cấp chính quyền.

- Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Dù đã có các bước tiến trong việc xây dựng luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, vẫn còn nhiều lỗ hổng về an ninh mạng và bảo mật thông tin.

- Chậm trễ trong triển khai chính sách: Một số chính sách và sáng kiến về chuyển đổi số chưa được triển khai hiệu quả, làm giảm tốc độ phát triển.

v) Thách thức xã hội:

+ Chênh lệch về nhận thức: Một bộ phận người dân chưa nhận thức được lợi ích của công nghệ số, đặc biệt ở các khu vực xa xôi và nông thôn.

+ Thói quen sử dụng công nghệ: Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn quen với cách làm truyền thống, ngại thay đổi sang mô hình kỹ thuật số.

+ Kháng cự văn hóa: Một số cộng đồng bảo thủ có xu hướng phản đối hoặc không mặn mà với việc áp dụng công nghệ mới.

vi) An ninh mạng:

- Nguy cơ từ tấn công mạng: Sự gia tăng của các hoạt động kinh tế và giao dịch trực tuyến làm tăng nguy cơ tấn công mạng, gây thiệt hại cho cả cá nhân lẫn tổ chức.

- Thiếu chiến lược bảo mật đồng bộ: Indonesia cần xây dựng hệ thống phòng chống tấn công mạng hiệu quả hơn để bảo vệ dữ liệu quốc gia và cá nhân.

Những thách thức trong chuyển đổi số của Indonesia là một bài toán phức tạp đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Với tầm nhìn dài hạn, các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và sự đầu tư hợp lý, Indonesia hoàn toàn có khả năng vượt qua những khó khăn này để trở thành một quốc gia số hóa toàn diện và bền vững trong tương lai.

d) Nhiệm vụ, Giải pháp

Giải pháp cốt lõi trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Indonesia

Indonesia, trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, đã xác định các giải pháp cốt lõi nhằm thúc đẩy quá trình số hóa toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng sống của người dân. Các giải pháp này bao quát nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng số, nhân lực, chính sách đến ứng dụng công nghệ và sự hợp tác quốc tế.

i) Xây dựng hạ tầng số hiện đại

Một số giải pháp chính để phát triển Hạ tầng số như sau:

- Phát triển mạng 5G: Indonesia triển khai mạng 5G tại các khu đô thị lớn nhằm tăng cường kết nối nhanh và đáng tin cậy, cụ thể:

+ Bắt đầu triển khai từ năm 2021, Indonesia đã khởi động mạng 5G tại các khu vực đô thị lớn như Jakarta, Surabaya, và Bandung.

+ Lộ trình phát triển mạng 5G tập trung vào việc hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược, cải thiện chất lượng dịch vụ và mở rộng truy cập internet đến các khu vực chưa được kết nối.

+ Đẩy nhanh tốc độ internet để hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu băng thông cao như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và Internet vạn vật (IoT).

+ Tăng cường kết nối cho hơn 150.000 điểm dịch vụ công ở các khu vực nông thôn thông qua các chương trình như vệ tinh SATRIA-1.

Indonesia xác định tầm Quan Trọng của 5G là:

+ Kinh Tế: Mạng 5G dự kiến sẽ đóng góp hàng tỷ USD vào GDP của Indonesia nhờ cải thiện hiệu quả hoạt động trong các ngành công nghiệp; Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng kết nối 5G để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số.

+ Xã Hội: 5G giúp mở rộng khả năng truy cập internet tại các khu vực xa xôi, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế số; Tăng cường trải nghiệm số hóa thông qua các ứng dụng công nghệ hiện đại trong đời sống hàng ngày.

+ Công Nghiệp: Kết nối 5G cho phép tích hợp IoT, tự động hóa và các hệ thống điều khiển thông minh; Các thành phố lớn của Indonesia đang ứng dụng 5G để xây dựng hệ thống giao thông, an ninh và quản lý đô thị hiện đại.

- Triển khai Dự án vệ tinh SATRIA-1: Chính phủ đã khởi xướng việc mua sắm vệ tinh đa chức năng SATRIA-1 từ năm 2021, thông qua chương trình hợp tác công tư để cung cấp kết nối internet cho hơn 150.000 điểm dịch vụ công, đặc biệt tại các khu vực nông thôn và đảo xa.

 - Triển khai Nền tảng dữ liệu quốc gia "One Data Indonesia" nhằm tạo sự đồng bộ và minh bạch trong dữ liệu quốc gia.

ii) Phát triển nguồn nhân lực số

- Triển khai Chương trình Digital Talent Scholarship: Chương trình này do Bộ Truyền thông và Tin học (Kominfo) khởi xướng nhằm đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động. Các lĩnh vực đào tạo chính bao gồm: trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, và an ninh mạng. Tính đến nay, hàng trăm ngàn người đã được cấp học bổng và hoàn thành các khóa đào tạo.

- Hợp tác với các đối tác quốc tế: Chính phủ Indonesia đã hợp tác với các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, và Amazon để phát triển các chương trình đào tạo và chứng chỉ công nghệ. Các tổ chức quốc tế cung cấp tài nguyên và chuyên gia giúp nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phát triển hệ sinh thái giáo dục số: Tăng cường các nền tảng học tập trực tuyến, mở rộng cơ hội học tập cho người dân ở mọi vùng miền. Xây dựng các trung tâm học tập kỹ thuật số tại các khu vực khó khăn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với công nghệ.

iii) Chính sách và khung pháp lý hỗ trợ

- Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân: Ban hành và hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo an toàn thông tin.

- Đồng bộ hóa chính sách: Xây dựng các quy định thống nhất để điều phối hiệu quả các chương trình chuyển đổi số ở cấp trung ương và địa phương.

- Hỗ trợ doanh nghiệp: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh.

iv) Ứng dụng công nghệ vào dịch vụ công

- Chính phủ số: Tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước. Hành động cụ thể:

+ Xây dựng nền tảng "One Data Indonesia" để đồng bộ hóa dữ liệu quốc gia.

+ Triển khai các dịch vụ công trực tuyến như cấp giấy tờ, quản lý thuế, và dịch vụ hành chính.

- Y tế số: Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, đặc biệt tại các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Hành động cụ thể:

+ Triển khai các ứng dụng y tế thông minh để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bệnh.

+ Sử dụng công nghệ viễn thông để cung cấp dịch vụ y tế từ xa (telemedicine).

- Giáo dục số: Đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận giáo dục và đào tạo kỹ năng số. Hành động cụ thể:

+ Đưa công nghệ vào chương trình giảng dạy tại các trường học.

+ Xây dựng các nền tảng học tập trực tuyến, cung cấp khóa học miễn phí hoặc chi phí thấp cho người dân.

v) Tăng cường hợp tác công - tư

- Hợp tác công - tư (PPP): Thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án phát triển hạ tầng số và ứng dụng công nghệ mới.

- Đối tác quốc tế: Làm việc với các tổ chức toàn cầu để tiếp cận công nghệ hiện đại và nguồn lực hỗ trợ.

vi) Thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp trọng điểm

- Thương mại số: Thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Hành động cụ thể:

+ Hỗ trợ các SME tham gia vào nền kinh tế số thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

+ Phát triển các công cụ thanh toán số để tạo thuận lợi cho giao dịch.

- Công nghiệp số: Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ. Hành động cụ thể:

+ Áp dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây trong sản xuất.

+ Phát triển hệ thống tự động hóa và chuỗi cung ứng thông minh.

- Nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý nông nghiệp và dự báo thời tiết để tăng năng suất.

vii) Đảm bảo an ninh mạng

- Xây dựng chiến lược an ninh mạng: Tăng cường khả năng phòng chống tấn công mạng và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật số.

- Hợp tác quốc tế: Phối hợp với các đối tác quốc tế để xây dựng các tiêu chuẩn an ninh mạng và chia sẻ kinh nghiệm.

viii) Thúc đẩy sự hòa nhập kỹ thuật số

- Tăng cường truy cập internet: Đảm bảo kết nối internet ổn định và chi phí hợp lý cho tất cả các vùng, đặc biệt là vùng nông thôn.

- Nâng cao nhận thức: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của công nghệ và ứng dụng vào cuộc sống.

ix) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mới

- Ứng dụng AI: Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu lớn, tối ưu hóa các quy trình và dịch vụ công.

- Công nghệ mới: Triển khai blockchain, điện toán đám mây và thực tế ảo (VR) vào các lĩnh vực như tài chính, giáo dục và giải trí.

x) Tăng cường vị thế trong khu vực và quốc tế

- Hội nhập ASEAN: Dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong các sáng kiến chuyển đổi số và xây dựng mạng lưới kỹ thuật số khu vực.

- Quan hệ toàn cầu: Hợp tác với các nước phát triển để tiếp cận nguồn lực, công nghệ và kinh nghiệm chuyển đổi số.

4. Kết luận

Trong bối cảnh kỷ nguyên số hóa, các quốc gia đều coi chuyển đổi số là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ Indonesia đã nhanh chóng ban hành Chương trình chuyển đổi số của mình để phát triển toàn diện và mạnh mẽ, không chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ mà còn mở rộng sang các lĩnh vực xã hội, giáo dục và y tế. Với tầm nhìn dài hạn và sự hợp tác quốc tế, Indonesia đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một quốc gia số hóa tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Chương trình chuyển đổi số của Indonesia và Việt Nam đều có những chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia. Việt Nam có thể học hỏi từ Indonesia trong việc triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số quy mô lớn như Digital Talent Scholarship và việc sử dụng vệ tinh để kết nối vùng sâu vùng xa.

                         

                                                                                         Mai Xuân Cường - Phòng Chính sách số

 

Nguồn tham khảo:

https://www.eria.org/research/accelerating-digital-transformation-in-indonesia-technology-market-and-policy

https://www.researchgate.net/figure/Conceptual-mapping-of-digital-transformation-by-the-Indonesian-Government_fig1_372793806

 

 

 

 

 

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1044
    • Khách Khách 1043
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3890665