Lời nói đầu
Các thành phố và cộng đồng đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, chất lượng nhà ở, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và xã hội, hiệu quả năng lượng và tính di chuyển của đô thị. Ngày càng có nhiều thành phố và cộng đồng tận dụng các khả năng do các giải pháp kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ mang lại để giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng đó. Do đó, các thành phố và cộng đồng đang hướng tới xu hướng chuyển mình thành các Thành phố và cộng đồng thông minh (SCC) nhằm tận dụng tối đa lợi ích của các công nghệ kỹ thuật số để xanh hơn, kiên cường hơn và bền vững hơn vì hạnh phúc của người dân.
Vấn đề cốt lõi rất quan trong của xu hướng này là khả năng tương tác để vượt qua những thách thức nêu trên tại các thành phố và cộng đồng.
Thiếu khả năng tương tác sẽ dẫn đến việc cung cấp dịch vụ bị phân mảnh ở các cấp địa phương cũng như thiếu sự giao tiếp giữa các nền tảng, công nghệ và các bên liên quan khác nhau, điều này dẫn đến các dịch vụ không được tối ưu hóa cho người dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của khả năng tương tác liên quan đến việc nâng cao cuộc sống, hạnh phúc của cư dân, thịnh vượng của doanh nghiệp và việc thu hút du khách cũng sự nâng cao sự hiệu quả hoạt động các nhà quản lý thành phố/cộng đồng tại Liên minh Châu Âu. Ủy ban Châu Âu đã ban hành chính sách để xây dựng đề xuất về Khung tương tác Châu Âu cho các Thành phố và Cộng đồng thông minh (EIF4SCC).
Tại sao các thành phố và cộng đồng cần có khả năng tương tác?
Thông qua lược dịch và tổng hợp thông tin có liên quan, bài viết này giới thiệu tổng quan về Khung tương tác Châu Âu cho các Thành phố và Cộng đồng thông minh hướng đến mục tiêu cung cấp một khuôn khổ chung về khả năng tương tác của mọi loại hình và cách thức nó có thể đóng góp vào sự phát triển của một Thành phố/Cộng đồng thông minh hơn. Điều này sẽ mở đường cho các dịch vụ dành cho công dân và doanh nghiệp được cung cấp không chỉ trong một thành phố mà còn trên khắp các thành phố, khu vực và xuyên biên giới.
Khung này đã được phát triển bằng cách xây dựng và tìm kiếm sự bổ sung kế thừa với các sáng kiến đang diễn ra và trước đây như:
- Dự án Living-in.EU, cung cấp cho những người ra quyết định của EU khả năng hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại các thành phố và cộng đồng của họ và cùng nhau phát triển các biện pháp bền vững. Điều này cũng bao gồm trao đổi kiến thức và chia sẻ các phương pháp hay nhất xung quanh các giải pháp tương tác trong các thành phố.
- Khung tương tác châu Âu năm 2017 (EIF): một tập hợp các khuyến nghị chỉ rõ cách thức các cơ quan hành chính, doanh nghiệp và công dân giao tiếp với nhau trong Liên minh châu Âu và xuyên biên giới các quốc gia thành viên .
- Cơ chế tương tác tối thiểu (MIMs Plus) đánh dấu bước phát triển lớn trong việc theo đuổi định hình tương lai kỹ thuật số của Châu Âu và đảm bảo trao đổi dữ liệu liền mạch trên khắp lục địa. Khả năng tương tác hỗ trợ các hệ thống khác nhau giao tiếp và chia sẻ dữ liệu hiệu quả với nhau. MIM là các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật giúp các thành phố, cộng đồng và nhà cung cấp sao chép dữ liệu hoặc cho phép dữ liệu dễ dàng lưu chuyển giữa các hệ thống.
- Các kết quả đạt được của các sáng kiến do EU tài trợ như:
+ Trung tâm xây dựng kỹ thuật số của Hạ tầng cơ sở kết nối châu Âu (CEF) là một công cụ quan trọng của EU nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác xuyên biên giới giữa các cơ quan hành chính công, doanh nghiệp và công dân, bằng cách triển khai cơ sở hạ tầng dịch vụ kỹ thuật số (DSI) và mạng băng thông rộng.
+ Thị trường thành phố thông minh hướng đến mục tiêu kích thích các thành phố và thị trấn ở mọi quy mô để cung cấp môi trường đô thị bền vững hơn và cung cấp mọi thông tin cần thiết để khám phá các giải pháp, hình thành các dự án đô thị bền vững và tìm kiếm thành công tài trợ cho các dự án này. Nó cung cấp danh mục hỗ trợ đầy đủ như các cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, dịch vụ tư vấn 1-1 cho các tập đoàn do thành phố lãnh đạo gần đến giai đoạn tài trợ, các lớp học chuyên sâu về tài trợ và hỗ trợ/kết nối được điều chỉnh tốt để tài trợ cho các dự án đô thị bền vững.
+ Thách thức thành phố thông minh (ICC) là sáng kiến của Ủy ban Châu Âu hỗ trợ các thành phố Châu Âu hướng tới quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của nền kinh tế địa phương thông qua các Thỏa thuận Xanh của Địa phương. ICC giúp các thành phố Châu Âu khai thác sức mạnh của các công nghệ tiên tiến, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế, khả năng phục hồi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Dự án SynchroniCity thành lập để cung cấp một nền tảng toàn cầu cho các thành phố và doanh nghiệp hợp tác trong các dự án thí điểm tận dụng IoT và AI để cải thiện phúc lợi của công dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khối cộng đồng EU.
Ngoải ra còn có các Chương trình như: Quan hệ đối tác chuyển đổi kỹ thuật số theo Chương trình nghị sự đô thị và các dự án do EU tài trợ như Triangulum,..)
Trong bối cảnh các thành phố và cộng đồng đóng vai trò cơ bản trong Liên minh châu Âu. Đây là nơi mà hầu hết công dân châu Âu sinh sống và làm việc. Các thành phố và cộng đồng bao gồm cư dân, du khách, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan. Hơn nữa, đây là nơi mà các giải pháp kỹ thuật số và công nghệ số có thể hỗ trợ việc tạo ra giá trị, mở ra các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường cho công dân và doanh nghiệp của họ. Các thành phố và cộng đồng đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp và do đó đang sử dụng các giải pháp kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ để giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Đồng sáng tạo với người dân cũng là chìa khóa để biến các thành phố và cộng đồng châu Âu thành những nơi thông minh, kiên cường, bền vững và toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm việc và tham quan.
Những thách thức phức tạp hiện tại và các giải pháp của chúng làm nảy sinh nhu cầu cải thiện khả năng tương tác. Việc thiếu khả năng tương tác dẫn đến việc thiếu tích hợp các dịch vụ được cung cấp ở cấp địa phương và xa hơn hoặc thiếu giao tiếp giữa các nền tảng (dữ liệu) và/hoặc công nghệ khác nhau. Việc thiếu khả năng tương tác cũng là một trở ngại lớn đối với việc thúc đẩy tiến trình đổi mới ở các thành phố và cộng đồng. Nó có thể trì hoãn việc đóng góp để đáp ứng các mục tiêu được nêu trong tương lai kỹ thuật số của Châu Âu và Thỏa thuận Xanh của EU.
Việc tiến triển khả năng tương tác sẽ giúp giải quyết đầy đủ các thách thức mà các thành phố và cộng đồng phải đối mặt thông qua các giải pháp kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ, các bên liên quan khác nhau cần có sự hiểu biết chung về cách thức làm việc, hoạt động và dịch vụ của họ. Điều này bao gồm việc phản ánh về khuôn khổ pháp lý áp dụng nhưng cũng về các tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình phát triển kỹ thuật của các dịch vụ, chỉ để nêu một ví dụ. Ngoài ra, khả năng tương tác giúp tránh tình trạng bị nhà cung cấp hoặc công nghệ khóa chặt và giúp tạo ra một thị trường cởi mở và công bằng, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển. Các thành phố và cộng đồng được hưởng lợi từ nhiều giải pháp dựa trên tiêu chuẩn có khả năng tương tác và giá cả phải chăng hơn, giúp giảm thời gian triển khai và cung cấp dịch vụ cho công chúng.
Mục tiêu của hướng đến Khung tương tác Châu Âu cho các Thành phố và Cộng đồng thông minh
Nhận thức được sự liên quan và lợi ích của khả năng tương tác đối với phúc lợi của cư dân tại các thành phố và cộng đồng trong Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đặt mục tiêu xây dựng Khung tương tác Châu Âu cho các Thành phố và Cộng đồng thông minh với đích cụ thể như sau:
• Truyền cảm hứng cho các thành phố và cộng đồng trên khắp EU trong nỗ lực chuyển đổi sang Cộng đồng thành phố thông minh, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số phù hợp với từng bối cảnh địa phương cùng với các bên liên quan khác của Thành phố thông minh và Cộng đồng;
• Cung cấp hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương của EU với các nguyên tắc, khuyến nghị và một mô hình chung cho phép khả năng tương tác giữa các lĩnh vực, thành phố, khu vực và biên giới, để cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho công dân và doanh nghiệp;
• Góp phần định hình tương lai kỹ thuật số của Châu Âu bằng cách thúc đẩy khả năng tương tác xuyên biên giới và liên ngành, hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Châu Âu phù hợp theo từng bối cảnh địa phương.
Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh (EIF4SCC) tập trung chủ yếu vào các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương của EU vì mục tiêu của nó là cung cấp một khuôn khổ chung về những gì mà khả năng tương tác đòi hỏi và cách nó có thể đóng góp vào sự phát triển của một Thành phố/Cộng đồng thông minh hơn. Điều này sẽ mở đường cho các dịch vụ dành cho công dân và doanh nghiệp được cung cấp không chỉ trong một Cộng đồng thành phố thông minh duy nhất mà còn trên khắp các thành phố, khu vực và xuyên biên giới.
Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh bao gồm ba định nghĩa được kết nối với nhau cùng với năm nguyên tắc và bảy yếu tố. Nó bao gồm năm thành phần, một lớp cắt ngang xuất hiện trên lớp nền tảng của Quản trị khả năng tương tác. Để đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương của EU có thể dễ dàng áp dụng Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh cho thành phố hoặc cộng đồng của họ, một mô hình khái niệm về quản trị dịch vụ tích hợp đã được phát triển. Mô hình khái niệm này trình bày hỗ trợ quản trị cần thiết để phối hợp các hoạt động. Tất cả các thành phần Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh này được giải thích chi tiết trong các phần sau.
Hình 1 - Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh
Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh và các thành phần của nó được nhấn mạnh bằng các khuyến nghị và trường hợp sử dụng. điều này có thể truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương của EU trong công việc của họ về khả năng tương tác.
Định nghĩa và các Khái niệm về Khả năng tương tác của Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh
Mỗi khái niệm của Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh đều có định nghĩa. Khi đề cập đến khả năng tương tác của Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh, ba định nghĩa này luôn có liên quan và củng cố lẫn nhau. Các khái niệm của Khả năng tương tác và Cộng đồng thành phố thông minh là nền tảng căn bản của Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh.
Hình 2 - Các khái niệm Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh.
• Khả năng tương tác trong bối cảnh của Cộng đồng thành phố thông minh, cũng như trong và giữa các miền khác nhau của Cộng đồng thành phố thông minh, là: Khả năng tương tác của các tổ chức và cá nhân để cung cấp dịch vụ tại các thành phố và cộng đồng, thông qua trao đổi dữ liệu, thông tin và kiến thức, được hỗ trợ bởi các quy trình liên kết và công nghệ số, có tính đến các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư.
• Thành phố thông minh/Cộng đồng là: Một thành phố/cộng đồng bền vững và toàn diện hướng tới phúc lợi của cư dân, doanh nghiệp, du khách, các tổ chức và người quản lý thành phố/cộng đồng thông qua cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số.
• Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh: Một cách tiếp cận để hỗ trợ phát triển các dịch vụ có thể tương tác trong một thành phố/cộng đồng thông minh trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều thành phố và biên giới. Nó xác định các hướng dẫn về khả năng tương tác cơ bản dưới dạng các nguyên tắc, yếu tố, mô hình và khuyến nghị chung với các trường hợp sử dụng.
Lời kết
Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh cung cấp cho các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương của Liên minh Châu Âu hướng dẫn về khả năng tương tác bao gồm các nguyên tắc, mô hình khả năng tương tác chung, các khuyến nghị và trường hợp sử dụng thực tế để cho phép khả năng tương tác giữa các lĩnh vực, thành phố, khu vực và biên giới, dẫn đến việc cung cấp dịch vụ tốt hơn cho cư dân, du khách, doanh nghiệp và người quản lý thành phố/cộng đồng. Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh là một phần trong nhiều sáng kiến rộng hơn do Ủy ban Châu Âu thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SCC cũng như khả năng tương tác trong và giữa các cơ quan hành chính công, cũng như các tác nhân tư nhân trong bối cảnh thành phố thông minh và cộng đồng. Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh phải được coi là nỗ lực bổ sung của Ủy ban Châu Âu nhằm kích thích và đóng góp vào khả năng tương tác theo góc độ địa phương, khu vực, quốc gia, Châu Âu và toàn cầu.
Các phần tiếp của loạt bài viết này sẽ giới thiệu các Nguyên tắc của Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh tại châu Âu và các trường hợp sử dụng điển hình là các thành phố tại Châu Âu
Người thực hiện
Lê Việt Hưng
Phòng Dịch vụ số
Tài liệu tham khảo:
https://netzerocities.app/resource-2247
https://digital-strategy.ec.europa.eu/en/news/proposal-european-interoperability-framework-smart-cities-and-communities
https://futurium.ec.europa.eu/en/urban-agenda