Đang xử lý.....

Khả năng tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh (EIF4SCC) tại châu Âu, các khuyến nghị và các trường hợp sử dụng (Phần 1)  

Trong thời ký phát triển công nghệ 4.0, các giải pháp kỹ thuật số và những tiến bộ công nghệ đóng vai trò then chốt trong quá trình xây dựng, phát triển chuyển đổi thành phố và cộng đồng trở nên xanh hơn, bền vững hơn và cuối cùng là thúc đẩy phúc lợi của người dân. Khả năng tương tác giữa các thành phần trong đô thị đóng vai trò then chốt trong quá trình thúc đẩy sự hợp tác trong và giữa các cộng đồng và thành phố, điều này sẽ thúc đẩy các cộng đồng và thành phố trở nên thông minh hơn. Nó không chỉ bao gồm các yếu tố kỹ thuật như truyền thông điện tử và trao đổi thông tin mà còn ở các yếu tố rộng hơn nhiều như khía cạnh về văn hóa – xã hội, pháp lý….
Thứ Hai, 25/11/2024 12
|

Lời nói đầu

Trong thời ký phát triển công nghệ 4.0, các giải pháp kỹ thuật số và những tiến bộ công nghệ đóng vai trò then chốt trong quá trình xây dựng, phát triển chuyển đổi thành phố và cộng đồng trở nên xanh hơn, bền vững hơn và cuối cùng là thúc đẩy phúc lợi của người dân. Khả năng tương tác giữa các thành phần trong đô thị đóng vai trò then chốt trong quá trình thúc đẩy sự hợp tác trong và giữa các cộng đồng và thành phố, điều này sẽ thúc đẩy các cộng đồng và thành phố trở nên thông minh hơn. Nó không chỉ bao gồm các yếu tố kỹ thuật như truyền thông điện tử và trao đổi thông tin mà còn ở các yếu tố rộng hơn nhiều như khía cạnh về văn hóa – xã hội, pháp lý….

Các nghiên cứu đánh giá liên quan đến các lớp khả năng tương tác trong Khung khả năng tương tác châu Âu năm 2017 đã chỉ rõ sự liên quan đến Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh, chính điều này dẫn đến sự điều chỉnh cách tiếp cận để phù hợp với bối cảnh ở cấp địa phương cũng như mở rộng phạm vi của các bên liên quan bao gồm khu vực công và tư tham gia vào hệ sinh thái thành phố thông minh và cộng đồng

Bài viết này giới thiệu bảy thành phần của mô hình khả năng tương tác trong Khung tương tác châu Âu cho Thành phố và Cộng đồng thông minh (EIF4SCC), các khuyến nghị và trường hợp sử dụng tại một số thành phố Châu Âu

Bảy thành phần của mô hình khả năng tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh

        Hình 1 - Các thành phần Khung tương tác cho các thành phố và cộng đồng thông minh

I. Thành phần Quản trị khả năng tương tác được xác định như sau: (1) Khả năng tương tác văn hóa; (2) Khả năng tương tác pháp lý; (3) Khả năng tương tác tổ chức; (4) Khả năng tương tác ngữ nghĩa và, (5) Khả năng tương tác kỹ thuật. Đây là chìa khóa cho cách tiếp cận toàn diện đối với khả năng tương tác, điều này đề cập đến các quyết định về khuôn khổ khả năng tương tác, sắp xếp thể chế, cấu trúc tổ chức, vai trò và trách nhiệm, chính sách, thỏa thuận và các khía cạnh khác của việc đảm bảo và giám sát khả năng tương tác ở cấp địa phương, quốc gia và EU.

1. Khuyến nghị thứ 13

Xác định và triển khai quản trị toàn diện các dịch vụ tương tác trên nhiều lĩnh vực và bên liên quan ở cấp địa phương, tuân thủ các yêu cầu tương tác của quốc gia và châu Âu để đảm bảo khả năng tương tác giữa các thành phố/cộng đồng, khu vực và biên giới.

Trường hợp điển hình: Thành phố Slovenia

Khung tương tác quốc gia Slovenia (NIO) đại diện cho Khung trung tâm siêu dữ liệu cho sự phát triển, điều phối của các dịch vụ điện tử trong khu vực công. Các kho lưu trữ cổng thông tin NIO của Slovenia có thể được sử dụng như các danh mục, chứa thông tin về các bộ sưu tập và cấu trúc dữ liệu, cách sử dụng, người quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về dữ liệu, v.v.

Hơn nữa, NIO của Slovenia đại diện cho khái niệm quốc gia về hoạt động của chính quyền công, hướng đến phát triển bền vững và quản lý doanh nghiệp điện tử.

II. Thành phần Quản trị dịch vụ tích hợp. đề cập đến bối cảnh quản trị và bao gồm tất cả các thành phần: khả năng tương tác về mặt văn hóa, pháp lý, tổ chức, ngữ nghĩa và kỹ thuật. Đảm bảo khả năng tương tác khi thống nhất bối cảnh văn hóa, chuẩn bị các văn bản pháp lý, tổ chức các quy trình cộng tác, trao đổi dữ liệu và thông tin, các dịch vụ và thành phần hỗ trợ dịch vụ Cộng đồng thành phố thông minh là một công việc mang tính chất liên tục xuất phát từ khả năng tương tác thường xuyên bị gián đoạn do những thay đổi về môi trường. Quản trị dịch vụ tích hợp dẫn đến một lộ trình dịch vụ tích hợp và các quy trình làm việc được chia sẻ.

1. Khuyến nghị thứ 14

Tái sử dụng và chia sẻ các giải pháp, dữ liệu, công cụ và dịch vụ bằng cách hợp tác với các bên liên quan khác nhau trong giai đoạn thiết kế, phát triển, triển khai và giám sát việc cung cấp dịch vụ ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và châu Âu.

Trường hợp điển hình: thành phố Helsinki, Turku và Tampere, Phần Lan

Các thành phố Helsinki, Turku và Tampere đang hợp tác để triển khai dự án Du lịch trung hòa carbon Aika. Dự án này nhằm mục đích triển khai một mô hình hoạt động mới sử dụng dữ liệu và các công cụ kỹ thuật số để thúc đẩy tính trung hòa carbon và cải thiện hiệu quả năng lượng trong ngành du lịch với sự hợp tác của các thành phố Helsinki, Turku và Tampere cùng nhiều đơn vị khai thác du lịch khác.

Dự án đang xác định các chỉ số áp dụng, phát triển cũng như liên kết các nguồn dữ liệu có liên quan như: dữ liệu lưu lượng hàng không, dữ liệu giao thông đường bộ, số đêm đặt phòng khách sạn và dữ liệu kinh doanh. Những dữ liệu này đang được kết hợp thành một cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyển đổi thành thông tin hữu ích và dễ dàng có sẵn được hỗ trợ bởi các giải pháp thông minh nhằm giảm lượng khí thải do ngành du lịch tạo ra.

Sau đó, dữ liệu có thể được sử dụng để xác định mức đầu tư khách sạn phù hợp, xác định thị trường điểm đến bền vững, hướng dẫn luồng khách du lịch một cách bền vững và hiệu quả, khám phá các mùa để cân bằng du lịch quanh năm. Các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện những thay đổi cụ thể đối với các dịch vụ của mình, ở cấp độ địa phương.

Bằng cách hợp nhất tất cả dữ liệu ở một nơi và tận dụng Trí tuệ nhân tạo hoặc máy học, toàn bộ ngành có thể đưa ra những lựa chọn bền vững hơn dựa trên thông tin chính xác. Hiệu quả năng lượng cũng có thể được cải thiện bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp các mục tiêu phát triển cụ thể dựa trên bằng chứng để giảm mức tiêu thụ.

Các giải pháp thông minh, cùng với các nhà điều hành du lịch trong ngành và các bên liên quan công cộng, sẽ xây dựng các công cụ kỹ thuật số cần thiết và phát triển cũng như thử nghiệm mô hình hoạt động CO2-TIS (Hệ thống thông tin du lịch trung hòa carbon).

2. Khuyến nghị thứ 15

Thiết lập và duy trì một cấu trúc quản trị tích hợp với các bên liên quan có liên quan để đảm bảo khả năng tương tác trong việc cung cấp các dịch vụ tích hợp, phối hợp với hướng dẫn quản trị khả năng tương tác toàn diện.

Trường hợp điển hình: Thành phố Madrid, Tây Ban Nha

Madrid đã thành lập một văn phòng chuyển đổi số, trong đó có mục đích thúc đẩy và phối hợp khả năng tương tác với các cơ quan hành chính khác, với các bên liên quan khác làm việc với chính quyền quốc gia cũng như các sở ban ngành của thành phố và các bên liên quan khác của thành phố.

Là một phần của văn phòng này, Hội đồng thành phố Madrid đã đảm bảo sự phối hợp nội bộ trong hành động quốc gia nhằm sử dụng các giải pháp tương tác chung (Khung tương tác châu Âu), trao đổi dữ liệu (PID và SIR) cũng như các cơ chế nhận dạng công dân (phù hợp với quy định nhận dạng số eIDAS của châu Âu).

3. Khuyến nghị thứ 16

Thiết lập, công bố và duy trì khuôn khổ thiết kế API để tạo điều kiện tự động hóa việc chia sẻ dữ liệu và truy cập dữ liệu cho các thành phố và cộng đồng để cho phép phát triển các dịch vụ và giải pháp (mới).

Trường hợp điển hình: Khu vực Lombardy, Milan

Khu vực Lombardy đã công bố dữ liệu mở và các dịch vụ địa lý mở trong hơn 10 năm. Một trong những mục tiêu chiến lược của khu vực là sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên API để mở Hệ thống thông tin khu vực tổng thể và truyền bá “giá trị công” cho cư dân, doanh nghiệp, du khách, tổ chức và quản trị viên thành phố/cộng đồng, đồng thời khuyến khích quan hệ đối tác công tư để chia sẻ API và đồng thiết kế và triển khai các dịch vụ công kỹ thuật số mới.

Khu vực Lombardy và ARIA s.p.a, có trách nhiệm tổ chức nội bộ khu vực về đổi mới kỹ thuật số và mua sắm công, hợp tác với Trung tâm nghiên cứu chung (JRC) của Ủy ban châu Âu trong một dự án thí điểm để xác thực, đề xuất khuôn khổ API của JRC “Các nguyên tắc và thực hành tốt nhất về API của chính phủ: Đề xuất cho khuôn khổ API dựa trên bằng chứng, trên toàn EU” đã được sử dụng “Các công cụ trưởng thành của khuôn khổ API của chính phủ” do JRC đề xuất để đánh giá Chương trình API của họ và hiểu rõ hơn về những điểm và nội dung cần cải thiện.

Khuyến nghị thứ 17

Hỗ trợ và/hoặc thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt nhất giữa các bên liên quan, ngay từ giai đoạn đầu của bất kỳ giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai dịch vụ (mới) nào.

Trường hợp điển hình: Hungary

Dựa trên kinh nghiệm của các dự án số hóa chính quyền địa phương có tác động thấp trước đây, các giải pháp Hậu cần - Hành chính văn phòng (back-office) biệt lập và thiếu khả năng tương tác ở cấp hành chính công địa phương, Chính phủ Hungary đã quyết định các hoạt động phát triển CNTT của chính quyền địa phương phải được tiếp tục theo cách tập trung hơn. Để thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật thống nhất và đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu tư và hoạt động, một mô hình cung cấp Dịch vụ ứng dụng tập trung (ASP) đã được lựa chọn để thúc đẩy số hóa chính quyền địa phương tại Hungary. Mô hình nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và hành chính công như một giải pháp tiết kiệm chi phí và cho phép truy cập phần mềm từ xa thông qua trình duyệt web đơn giản.

III. Thành phần Khả năng tương tác văn hóa đề cập đến cách tiếp cận mà các cá nhân và tổ chức áp dụng để xem xét những khác biệt về xã hội và văn hóa của họ và, nếu có thể, những khác biệt về mặt văn hóa của tổ chức. Khả năng tương tác có thể bị ảnh hưởng bởi những khác biệt về văn hóa, vì các cá nhân và tổ chức có thể có những cách phản ứng khác nhau với cùng một thách thức về khả năng tương tác. Những khác biệt về văn hóa này có thể xảy ra như trong ví dụ được phản ánh trong các thách thức chính trị và phong cách lãnh đạo.

Các bên liên quan khác nhau trong một thành phố thông minh có thể có quan điểm khác nhau về cách thực hiện vai trò lãnh đạo, trong bối cảnh khả năng tương tác. Điều này đòi hỏi phải có cuộc tranh luận giữa các bên liên quan về cách thực hiện vai trò lãnh đạo trong bối cảnh khả năng tương tác của họ.

Khuyến nghị thứ 18

Đảm bảo rằng các bên liên quan đa dạng (người dân, doanh nghiệp, du khách, tổ chức và quản trị viên thành phố/cộng đồng) tham gia vào quá trình đa ngành để xác định và/hoặc thiết kế các dịch vụ có thể tương tác để tính đến những khác biệt về mặt xã hội và văn hóa (tổ chức, kinh tế, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ).

Trường hợp điển hình: Thành phố Leuven, Bỉ

Lộ trình Leuven 2030 được xây dựng trong quá trình đồng sáng tạo và đồng thiết kế giữa các Viện nghiên cứu, Công ty, Chính quyền địa phương và người dân. Những người đến từ nhiều quốc tịch, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau đã được đưa vào khi để đạt được mức trung hòa carbon tại thành phố Leuven.

Leuven 2030 đại diện cho tất cả các tác nhân trong xã hội. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức tri thức, công ty, chính quyền địa phương và người dân được gọi là Mô hình xoắn ốc bốn cực, một mô hình độc đáo. Nhờ sự thành công và hiệu quả của khái niệm này, Leuven đã được trao Giải thưởng Lá xanh năm 2018 và Giải thưởng Thủ đô đổi mới sáng tạo châu Âu năm 2020.

Khuyến nghị số 19

Giám sát và kiểm toán mã phần mềm và đảm bảo sử dụng thuật toán AI một cách minh bạch và có trách nhiệm, để tránh sự thiên vị (kinh tế, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, giới tính, v.v.) có thể phân biệt đối xử với mọi người.

Trường hợp điển hình: Thành phố Helsinki, Phần Lan

Thành phố Helsinki sử dụng Sổ đăng ký AI làm nền tảng để giải quyết vấn đề về tác động có hại của thuật toán, tập dữ liệu không đầy đủ và sự phát triển mang tính thiên vị của các nhà phát triển. Nó được coi như một cửa sổ nhìn vào các hệ thống trí tuệ nhân tạo để đưa ra quyết định công bằng hơn với tác động tích cực đến các bên liên quan.

Thông qua sổ đăng ký AI, cư dân, doanh nghiệp, du khách, tổ chức và quản trị viên thành phố/cộng đồng có thể truy cập nhanh vào tổng quan về các hệ thống trí tuệ nhân tạo của thành phố và xem xét thông tin sâu hơn dựa trên sở thích của riêng họ. Thành phố sử dụng AI như một phần của các dịch vụ thành phố và bao gồm: nhà ở và môi trường, dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe, văn hóa và giải trí.

IV. Khả năng tương tác pháp lý là việc đảm bảo rằng các cá nhân và tổ chức, dù là tổ chức công hay tư hay phi chính phủ, hoạt động theo các khuôn khổ pháp lý và quy định, quy tắc mua sắm, chính sách và chiến lược khác nhau, có thể làm việc cùng nhau. Các chính sách, quy định và luật pháp cho phép thiết lập các dịch vụ trong một Cộng đồng thành phố thông minh và giữa các Cộng đồng thành phố thông minh khác nhau, thay vì trở thành một trở ngại. Cần có các thỏa thuận rõ ràng về cách giải quyết các khác biệt trong chính sách, quy định và luật pháp giữa các Cộng đồng thành phố thông minh, bao gồm các tùy chọn đưa ra các chính sách, quy định và luật pháp mới như việc chia sẻ dữ liệu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khả năng tương tác pháp lý. Điều này đòi hỏi phải phát triển và sử dụng giấy phép dữ liệu.

Khuyến nghị thứ 20

Thiết lập một khuôn khổ pháp lý vững chắc và đáng tin cậy để cho phép và tạo điều kiện chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan và giữa các lĩnh vực ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và châu Âu.

Trường hợp điển hình: Hà Lan

Tổ chức Privacy by Design Foundation tạo ra và duy trì phần mềm miễn phí và mã nguồn mở trong đó quyền riêng tư của người dùng là tối quan trọng. Ứng dụng quan trọng nhất của tổ chức này là nền tảng nhận dạng IRMA - Nền tảng nhận dạng thân thiện với quyền riêng tư độc đáo cho cả xác thực và ký tên, trao quyền cho công dân tiết lộ trực tuyễn một số thuộc tính của họ (“trên 18 tuổi”) đồng thời ẩn các thuộc tính khác (như tên hoặc số điện thoại) và có thể xác thực bản thân để đăng nhập vào trang web, điều này sẽ bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Khuyến nghị thứ 21

Truyền đạt quyền truy cập và tái sử dụng các giải pháp, dữ liệu, công cụ và dịch vụ. Quyền hợp pháp để tạo điều kiện truy cập và tái sử dụng, chẳng hạn như Giấy phép Creative Commons, nên được chuẩn hóa càng nhiều càng tốt.

Trường hợp điển hình: Thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha

“Lisboa Aberta” là một cổng thông tin chia sẻ dữ liệu miễn phí do Hội đồng thành phố Lisbon và các đơn vị đối tác của chương trình Lisboa Aberta tạo ra, với mục đích tăng cường sự tham gia của công dân, khuyến khích tái sử dụng và chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới. Danh mục cho phép người dùng điều hướng qua dữ liệu từ: hành chính công và tư pháp, môi trường, văn hóa, thể thao, kinh tế và đổi mới, giáo dục, quản lý đô thị, trong số những dữ liệu khác.

Việc sử dụng dữ liệu là miễn phí và các quyền liên quan đến khả năng truy cập của người dùng được cấp phép theo giấy phép Creative Commons CC Zero Attribution 1.0.

V. Khả năng tương tác của tổ chức đề cập đến cách các tổ chức sắp xếp các quy trình, trách nhiệm và kỳ vọng của mình để đạt được các mục tiêu chung đã thống nhất. Khả năng tương tác của tổ chức có nghĩa là ghi lại, tích hợp hoặc sắp xếp các quy trình và trao đổi thông tin có liên quan. Khả năng tương tác của tổ chức cũng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của người dùng bằng cách cung cấp các dịch vụ dễ nhận biết, dễ truy cập và tập trung vào người dùng.

Hơn nữa, sự tham gia tích cực của cộng đồng người dùng có thể là một phần của thành phần khả năng tương tác của tổ chức.

Khuyến nghị thứ 22

Thiết lập một cơ cấu tổ chức để tạo lập và duy trì vai trò và trách nhiệm rõ ràng của các quy trình cung cấp dịch vụ ở cấp địa phương.

Trường hợp điển hình: Thành phố Berlin, Đức:

Năm 2016, thành phố Berlin đã ban hành luật Berlin về chính phủ điện tử (E-Government Gesetz Berlin), đây thực sự là bước ngoặt đối với các dịch vụ kỹ thuật số trong thành phố. Trước năm 2016, các dịch vụ CNTT của thành phố chủ yếu được phát triển độc lập bởi hơn 100 đơn vị khác nhau ở cấp thành phố và trung ương. Điều này dẫn đến hàng trăm giải pháp khác nhau ở các cấp độ trưởng thành rất khác nhau và không có biện pháp để tăng cường tích hợp và khả năng tương tác.

Với luật năm 2016, Berlin đã đưa ra một cơ chế quản lý CNTT tập trung do một Bộ trưởng Nhà nước Liên bang đứng đầu với các chức năng và nhiệm vụ được quy định rõ ràng. Cơ quan này có trách nhiệm cung cấp một kiến trúc CNTT tập trung với các khối xây dựng xuyên suốt phải được (tái) sử dụng cho tất cả các giải pháp CNTT trong thành phố. Các giải pháp cho các danh mục đầu tư khác nhau (xã hội, môi trường, v.v.) sẽ được các bộ khác nhau phát triển theo mô hình kiến trúc chung. Khả năng tương tác của tổ chức đã được thúc đẩy thực sự vì Bộ Luật này đặt ra yêu cầu trước khi cung cấp giải pháp kỹ thuật số, dịch vụ phải chứng minh rằng các quy trình nghiệp vụ cơ bản đã phải được tối ưu hóa. Một cơ chế hợp tác về quản lý quy trình nghiệp vụ giữa các thành phố thực và bên trong nội bộ thành phố phải đảm bảo rằng các khái niệm tương tự được tái sử dụng trong mô tả các quy trình nghiệp vụ. Các trường hợp sử dụng đầu tiên đã cho thấy điều này có tác động tích cực đến việc soạn thảo các chính sách mới sẵn sàng cho kỹ thuật số.

 

                                                                      Người thực hiện

                                                                        Lê Việt Hưng

                                                                       Phòng Dịch vụ số

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.madrid.es/UnidadesDescentralizadas/Calidad/Observatorio_Ciudad/03_SG_Operativa/ficheros/Acuerdo%20Gobierno%20PP%20Ciudadanos.pdf)

https://privacybydesign.foundation/irma-en/

https://joinup.ec.europa.eu/collection/slovenian-interoperability-portal-nio

https://forumvirium.fi/projektit/suomen-suurimpien-kaupunkien-yhteistyostrategia/en/project/carbon-neutral-tourism-project/

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1766
    • Khách Khách 1764
    • Thành viên Thành viên 2
    • Tổng lượt truy cập Tổng
    • Tổng số lượt truy cập: 3891409